Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Dự án 3 tạo động lực để cô gái dân tộc thiểu số tự tin khởi nghiệp

TRUNG THU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương là một trong những mục tiêu của Dự án 3 "Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Ghi nhận những tấm gương phụ nữ dân tộc khởi nghiệp...

Thay vì ly hương, thời gian qua, nhờ biết khai thác tài nguyên bản địa, cộng với sức sáng tạo, bản lĩnh, tư duy đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ, nhiều phụ nữ dân tộc đã khởi nghiệp và làm giàu thành công trên chính mảnh đất quê hương. Vương Thị Thương, Sơn La là một trong số đó.

Giúp mình, giúp người dân quê mình

Hồng Vành Khuyên là loại cây ăn quả chủ lực và là đặc sản nổi tiếng của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Không giống với những giống hồng khác, Hồng Vành khuyên có đặc điểm nhận dạng là trên đài hoa có một vành khuyên, bên trong quả giòn, thơm ngọt. Trái hồng đã gắn liền với hình ảnh của người phụ nữ dân tộc Tày Nùng Lạng Sơn và được cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Hồng Vành Khuyên Văn Lãng” năm 2016. Nhận diện được thế mạnh tài nguyên ấy của vùng đất quê hương, cô gái Vương Thị Thương, người dân tộc Tày Nùng và các thành viên trong HTX nông sản Toàn Thương đã chọn chính trái hồng Vành Khuyên để triển khai dự án khởi nghiệp “Phát triển chuỗi giá trị  hồng Vành Khuyên treo gió hữu cơ, tạo việc làm và sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc Tày Nùng vùng biên giới xứ Lạng”.

Mục tiêu của dự án chính là phát triển chuỗi giá trị hồng vành khuyên, góp phần bảo tồn và nâng tầm giá trị giống hồng đặc sản của tỉnh Lạng Sơn, đồng thời, tạo sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc thiểu số; Dự án đặt mục tiêu xây dựng và phát triển vùng trồng hồng quy mô 50ha theo hướng hữu cơ, hướng sản phẩm Hồng Vành khuyên đạt tiêu chuẩn Organic.

Bên cạnh đó, Thương còn muốn kết hợp mở du lịch trải nghiệm dạng homestay, đưa du khách đến vườn hồng để kết hợp nghỉ dưỡng với trải nghiệm đặc sản hồng. Tận dụng nguồn tài nguyên đất thừa để trồng xen canh với hồng, sim, phong lan rừng để tạo nên một không gian trải nghiệm thơ mộng cho du khách, gắn với sinh kế của phụ nữ dân tộc thiểu số.

Bắt tay và thực hiện dự án,Thương và các thành viên trong HTX đã liên hệ với nhiều hộ nông dân trồng hồng, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo trong huyện, hướng dẫn quy trình trồng hồng theo phương pháp hữu cơ, đầu tư cây giống, phân bón và nhận bao tiêu đầu ra. Trái hồng sau đó được đưa vào chế biến với sự trợ giúp của khoa học công nghệ để tạo ra sản phẩm Hồng Kem có hương vị quyến rũ khách hàng. Sản phẩm còn được gắn mã định danh và truy xuất nguồn gốc tới từng cây hồng để khách hàng yên tâm sử dụng.

Mong đưa hồng treo gió đi xa

Hiện tại, sản phẩm hồng Vành khuyên treo gió đã có mặt tại thị trường miền Bắc theo các kênh phân phối trực tiếp tại các cửa hàng trái cây cao cấp, thực phẩm sạch, khu du lịch hay qua kênh online như facebook, zalo, các sàn thương mại điện tử. Dự định trong năm 2024, hồng Vành Khuyên sẽ được xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Thái Lan

Năm 2022, dự án khởi nghiệp của Thương và các chị em đã tạo việc làm cho hơn 100 người dân, giúp họ có thu nhập ổn định, từng bước thoát nghèo. Thương còn ký kết hợp tác với các họ nghèo, cận nghèo trong huyện để bao tiêu đầu ra sản phẩm, đầu tư hỗ trợ phân bón, con giống giúp họ có công việc ổn định và từng bước thoát nghèo. Năm 2023, dự án đã chế biến 100 tấn hồng tươi, đạt doanh thu 6 tỷ, lợi nhuận thu về 2,5 tỷ/năm. Dự kiến năm 2024, Thương đặt mục tiêu sẽ chế biến được 200 tấn hồng tươi, doanh thu đạt 12 tỷ với lợi nhuận 5 tỷ/năm.

Dự án 3 tạo động lực để cô gái dân tộc thiểu số tự tin khởi nghiệp  - ảnh 1
Vương Thị Thương và sản phẩm hồng treo gió

Về đối tượng khách hàng, Thương cho biết, hiện tại sản phẩm Hồng treo gió Vành khuyên đang bán ở thị trường trong nước, tập trung ở thị trường miền Bắc. Năm 2024, Thương đặt mục tiêu sẽ đưa sản phẩm sang xuất khẩu ở Trung Quốc, Thái Lan... Phân khúc khách hàng chia thành cao cấp mua sản phẩm để làm quà biếu, tặng và sản phẩm bình dân.

Về tác động của dự án, Thương cho biết, nhờ áp dụng khoa học công nghệ mà đã có thể tăng giá trị của quả hồng lên gấp 20 lần. Dự án cũng sẽ trích 55% lợi nhuận để hỗ trợ giúp đỡ các dự án khởi nghiệp của phụ nữ dân tộc thiểu số. HTX cũng không chỉ tạo việc làm mà còn hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số không chỉ ở tỉnh Lạng Sơn mà còn ở các tỉnh bạn như Bắc Kạn, Sơn La theo hình thức “cầm tay chỉ việc”...

Với những kết quả đạt được bước đầu, Thương tin rằng mình đang đi đúng hướng. Tài nguyên bản địa sẽ giúp cho Thương và các phụ nữ dân tộc có nguồn thu nhập bền vững, cải thiện đời sống.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

(PNTĐ) - Vừa qua, tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Lễ khánh thành và trao tặng nhà lớp học điểm Trường Mầm non Minh Thắng, xã Việt Vinh. Đây là công trình điểm trường vùng cao được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tài trợ 400 triệu đồng kinh phí để xây dựng.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".