Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Gia Lai: Vận động bà con dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, không tảo hôn

NGỌC THU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Được tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, được truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, thời gian qua, nhiều phụ nữ là người DTTS trong các thôn làng ở huyện Đak Pơ (Gia Lai) đã mạnh mẽ vượt qua định kiến và còn góp phần thay đổi nhận của cộng đồng về phụ nữ, khẳng định về vị thế của họ trong cộng đồng.

Là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ làng Kuk ĐaK, xã An Thành, Đak Pơ, bà Đinh Thị Đắp (SN 1979) thời gian qua rất tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành tốt chủ trương đường lối của đảng, pháp luật nhà nước và các quy định của địa phương, thay đổi định kiến, bất bình đẳng giới, phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Gia Lai: Vận động bà con dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, không tảo hôn - ảnh 1
Bà Đinh Thị Đắp (bên trái) và Đinh Thị Siết được dân làng suy tôn là Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Bà Đắp cho biết, muốn người dân nghe mình trước hết mình phải là người gương mẫu trong cuộc sống. Vì vậy, bản thân bà đã tích cực xây dựng gia đình hòa thuận, no ấm, tiến bộ.

Thời gian đầu, có nhiều người chưa thay đổi nhận thức nhưng với sự tuyên truyền của bà, mọi người cũng hiểu ra.

Bà Đắp còn là thành viên trong tổ hòa giải của làng, luôn động viên con cháu không tham gia vào các tệ nạn xã hội, không hút chích, sử dụng các chất cấm, không mua bán tàng trữ chất ma túy. Đồng thời, bà Đắp cũng tích cực vận động dân làng gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Ba Na, thực hiện dự án 6 về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. 

Ngoài ra, bà còn tích cực tuyên truyền người dân thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước;

Huyện Đak Pơ hiện có 20 Người có uy tín trong đồng bào DTTS, trong đó, có 2 Người có uy tín là phụ nữ. Thời gian qua, hHuyện Đak Pơ luôn quan tâm tạo điều kiện cho Người có uy tín trong các hoạt động; kịp thời thông tin các chủ trương chính sách mới của Đảng, Chính phủ, của tỉnh, của huyện để Người có uy tín nắm bắt và tuyên truyền bà con chấp hành. Đồng thời, động viên nữ Người có uy tín là tấm gương sáng khắc phục khó khăn, phát huy vai trò, sức mạnh của mình, chung tay xây dựng buôn làng, địa phương ngày càng phát triển.

Tương tự tại làng Đê Chơ Gang, xã Phú An có 120 hộ, trong đó 98% là người Ba Na. Nhằm tuyên truyền người dân đoàn kết, chăm lo phát triển kinh tế, "thay đổi nếp nghĩ, cách làm", xóa bỏ hủ tục, để vươn lên trong cuộc sống.

Chị Đinh Thị Siết (1983) cũng là một người có uy tín rất tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền, vận động bà con nâng cao kiến thức, xóa bỏ hủ tục, hiểu về tác hại của tảo hôn. Như trường hợp của em Đinh Thị K. (SN 2008, làng Đê Chơ gang, xã Phú An) muốn nghỉ học để kết hôn với người em yêu qua mạng. Sau đó, chị Siết đã phối hợp cùng chính quyền địa phương, tổ tự quản thôn làng đến tận nhà tuyên truyền kịp thời ngăn chặn việc tảo hôn.

Ông Đinh H’Lem - cha của em K. cho biết, lúc đầu thấy con và người yêu quấn quýt nhau, đòi nghỉ học để kết hôn nên đồng ý. Nhưng khi hiểu ra về tác hại của tảo hôn thì gia đình đã dừng lại, đợi con đủ 18 tuổi mới đồng ý cho tổ chức đám cưới.

Chị Siết cho biết, chị thường xuyên nắm bắt tình hình, nghe phản ánh từ bà con để kị thời phát hiện các trường hợp cần hỗ trợ, giúp đỡ. Đặc biệt, gia đình nào có con đến tuổi lấy vợ, lấy chồng, chị dành thời gian đến nhiều hơn, nói rõ những quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình để bà con hiểu, làm theo và phân tích hậu quả khi tảo hôn và vận động bà con thay đổi"

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

(PNTĐ) - Vừa qua, tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Lễ khánh thành và trao tặng nhà lớp học điểm Trường Mầm non Minh Thắng, xã Việt Vinh. Đây là công trình điểm trường vùng cao được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tài trợ 400 triệu đồng kinh phí để xây dựng.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".