Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

Giúp phụ nữ dân tộc nghèo có nhà ở để “an cư” lạc nghiệp

TÔ DUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã chung tay trao tặng “Mái ấm tình thương” cho những chị em còn khó khăn về nhà ở.

Một gian nhà đủ ở để che nắng, che mưa, đối với nhiều người dường như đó chỉ là nhu cầu nhỏ bé, nhưng với những phụ nữ neo đơn, phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì đó quả là một trời mơ ước.

Với mong muốn được trao gửi yêu thương, giúp những phụ nữ kém may mắn “an cư”, nhiều năm qua, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã chung tay trao tặng “Mái ấm tình thương” cho những chị em còn gian khó. Những ngôi nhà hình thành từ chương trình đã tạo điều kiện cho phụ nữ nghèo cải thiện điều kiện nhà ở, vơi bớt khó khăn, ổn định cuộc sống.

Chị Nguyễn Thị Tuyết, thôn Củm Hạ, xã Đồng Tuyển (thành phố Lào Cai) là một trong những hội viên được hỗ trợ làm nhà trong năm 2023. Không giấu nổi niềm vui khi được ở trong ngôi nhà mới kiên cố và khang trang, chị Tuyết cho biết: “Gia đình tôi thuộc hộ nghèo của xã, cái ăn đôi khi còn lo chưa nổi nên chưa khi nào tôi nghĩ đến việc sẽ có một căn nhà mới để ở. Nhưng nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Hội Phụ nữ thành phố Lào Cai, Hội Phụ nữ xã Đồng Tuyển và các nhà hảo tâm, nay tôi đã có ngôi nhà che mưa, che nắng”. 

Gia đình chị Tuyết là 1 trong những hộ khó khăn nhất xã Đồng Tuyển. Gia đình thuộc diện hộ nghèo. Do không có việc làm ổn định,việc đảm bảo nhu cầu tối thiếu của gia đình, không để bị rơi vào cảnh thiếu đói đã là may mắn lắm. Vì thế, chị Tuyết không dám nghĩ đến chuyện làm nhà, dù ngôi nhà gỗ đã sập sệ, không đủ để tránh mưa, tránh bão.

Nắm được hoàn cảnh của chị Tuyết, Hội Phụ nữ thành phố đã phối hợp với Công ty TNHH Lan Anh, Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Lào Cai hỗ trợ 40 triệu tiền mặt giúp chị xây dựng căn nhà mới. Ngoài việc được hỗ trợ 1 phần tiền làm nhà, gia đình chị còn được Hội Phụ nữ Thành phố, Hội Phụ nữ xã Đồng Tuyển và người dân trong thôn hỗ trợ 30 ngày công làm nhà. Sau một thời gian thi công, đến tháng 5/2023, ngôi nhà xây cấp 4 của chị Tuyết được hoàn thiện với diện tích 70m2. Ngày được nhận bàn giao ngôi nhà mới, cả gia đình chị Tuyết mừng vui, không ngớt lời cảm ơn các mạnh thường quân.

Cũng chung niềm vui như chị Nguyễn Thị Tuyết, năm 2021, chị Phàn Đo Bớ, thôn A Lù 1, xã A Lù (Bát Xát) đã được nhận ngôi nhà “Mái ấm tình thương” từ sự giúp đỡ của các cấp hội phụ nữ trong tỉnh. Chị Bớ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chồng mất sớm, có 4 con còn nhỏ, đang ở độ tuổi ăn học, đứa lớn mới 9 tuổi, đứa nhỏ nhất 2 tuổi. Bản thân chị Bớ hiện đang phải nuôi em chồng 15 tuổi, cả gia đình đều trông chờ vào chị. Tuy nhiên, sức khỏe của chị Bớ không tốt, thường xuyên đau yếu, không có việc làm ổn định nên cuộc sống hết sức chật vật, nhà ở tạm bợ.

Trước hoàn cảnh của chị, để kịp thời động viên, chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo, Hội Phụ nữ huyện Bát Xát đã hỗ trợ chị Bớ xây dựng “Mái ấm tình thương” có diện tích 40m2, với kinh phí gần 70 triệu đồng. Trong đó, Hội Phụ nữ huyện kết nối với Công ty Phát triển thương mại Hải Phương hỗ trợ chị Bớ 30 triệu đồng, cấp ủy chính quyền và người dân trong thôn đóng góp ngày công, vật liệu xây dựng giúp gia đình chị Bớ làm nhà mới khang trang, kiên cố hơn.

Giúp phụ nữ dân tộc nghèo có nhà ở để “an cư” lạc nghiệp - ảnh 1
Chị Phàn Đo Bớ đón nhận tình cảm của các cấp hội phụ nữ trong ngày khởi công nhà mới - Ảnh: Tô Dung

Chị Nguyễn Thị Tuyết và chị Phàn Đo Bớ chỉ là 2 trong số rất nhiều chị em phụ nữ có hoàn cảnh bất hạnh được hỗ trợ làm nhà “Mái ấm tình thương”. Không chỉ tạo chốn “an cư”, đây còn là nguồn động viên lớn giúp các chị vươn lên có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Để việc hỗ trợ phụ nữ nghèo được kịp thời, hằng năm, Hội Phụ tỉnh  Lào Cai đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến các cấp hội phụ nữ trong tỉnh và tiến hành rà soát số hội viên phụ nữ nghèo, đặt ra chỉ tiêu cụ thể cho các cơ sở trong việc vận động xã hội hóa gây quỹ xây dựng “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo trên địa bàn.

Công tác vận động nguồn quỹ cho chương trình "Mái ấm tình thương" được đông đảo cán bộ, hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Các cấp hội cơ sở cũng đã tranh thủ sự ủng hộ từ các tổ chức, các nhà hảo tâm để có nguồn lực giúp phụ nữ nghèo an cư, ổn định đời sống, vươn lên phát triển toàn diện. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp hội phụ nữ, mỗi năm đã có hàng chục nhà “Mái ấm tình thương” được trao cho các chị em còn nhiều thiệt thòi ở các địa phương. 

Bà Hà Thị Khánh Nguyệt, Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh cho biết: "Làm nhà cho chị em phụ nữ nghèo là việc làm đầy nhân văn của các cấp hội trong việc hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động. Nguồn hỗ trợ “Mái ấm tình thương” tuy không nhiều, nhưng với những phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn đó là tài sản lớn, có ý nghĩa cả về vật chất lẫn tinh thần; là động lực động viên, khích lệ họ vươn lên, tích cực thi đua lao động sản xuất và tham gia các hoạt động cộng đồng. Hiệu quả lớn hơn từ cuộc vận động còn là sự huy động nội lực từ trong dân với vật liệu, ngày công do nhân dân đóng góp, giúp đỡ các gia đình khó khăn. Không những tình làng nghĩa xóm thêm bền chặt, mà còn là hoạt động hết sức ý nghĩa, góp phần giúp đỡ hội viên, phụ nữ nghèo giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai".

Trong thời gian tới, Hội Phụ nữ tỉnh sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các nguồn lực trong xã hội để tiếp tục xây dựng “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo. Bên cạnh đó, các cấp hội phụ nữ còn tạo điều kiện giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo bằng các chính sách thiết thực, như: Vận động chị em tham gia các mô hình kinh tế hiệu quả Cho vay vốn phát triển kinh tế; chuyển giao khoa học kỹ thuật; đẩy mạnh tuyên truyền, động viên các hộ phụ nữ nghèo tự lực, tạo thu nhập ổn định, bảo đảm đời sống và vươn lên thoát nghèo bền vững. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.