Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số

HÀ LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thực hiện Kế hoạch số 257/KH-UBND ngày 03/10/2022 của UBND thành phố Hà Nội về triển khai Dự án 8, thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 1, Kế hoạch số 16/KH-BTV ngày 9/2/2023 triển khai thực hiện Dự án 8 trong các cấp Hội năm 2023, năm 2023, Hội LHPN Hà Nội đã triển khai, tổ chức, hướng dẫn thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức 6 cuộc tập huấn hướng dẫn các cấp Hội, chính quyền cơ sở, các địa chỉ tin cậy đã có rà soát, nâng cao chất lượng hoạt động và thành lập mới Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; hướng dẫn tổ chức đối thoại chính sách tại xã và thôn bản trên địa bàn 14 xã thuộc 5 huyện địa bàn Dự án; Chỉ đạo thành lập mới 02 địa chỉ tin cậy tại xã Tiến Xuân huyện Thạch Thất, xã Đông Xuân – Quốc Oai và nâng cấp 02 địa chỉ tin cậy tại thôn Đồng Ké xã Trần phú, huyện Chương Mỹ, xã An Phú – huyện Mỹ Đức.

Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Hội cấp cơ sở tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong công tác tham mưu, thực hiện hoạt động đối thoại chính sách nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm và quyền của Hội LHPN và cán bộ, hội viên phụ nữ trong tham gia quản lý Nhà nước, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Hội LHPN Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch biên soạn Sổ tay đối thoại chính sách. 

Tháng 5/2023, Hội LHPN Hà Nội đã thành lập 02 Đoàn giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị 21–CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị 22–CT/TU của Thành ủy Hà Nội về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mớivà việc triển khai, thực hiện Kế hoạch số 257/KH-UBND ngày 3/10/2022 của UBND TP triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn Thành phố Hà Nội tại huyện Quốc Oai và Thạch Thất.

Qua hai cuộc làm việc với UBND huyện và UBND xã, Đoàn giám sát đã thảo luận, phân tích, làm rõ một số nội dung đã đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế, vướng mắc; đồng thời đưa ra khuyến nghị, giải pháp tháo gỡ, những biện pháp cần triển khai trong thời gian tới. Đoàn giám sát nhận thấy các đơn vị đã nghiêm túc triển khai công tác Bình đẳng giới và phụ nữ tại địa phương, ghi nhận những kết quả đã đạt được. Đồng thời Đoàn giám sát đề nghị UBND huyện quan tâm tới vấn đề tạo nguồn CB nữ, đào tạo và nâng cao kiến thức cho nữ cán bộ, công tác quy hoạch tạo nguồn cần tập trung hơn nữa để đẩy mạnh công tác cán bộ nữ, tỷ lệ nữ thgia cấp uỷ và HĐND cần được quan tâm hơn nữa để đạt tỷ lệ cao hơn; Quan tâm tới công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức và chú trọng tới nữ cán bộ thuộc vùng dân tộc miền núi; Tăng cường việc phối hợp thực hiện công tác bình đẳng giới giữa các phòng, ban với MTTQ và Hội Phụ nữ các cấp; Quan tâm tạo điều kiện về kinh phí hoạt động để đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân vùng dân tộc miền núi.

Hà Nội: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số - ảnh 1

Giám sát Chỉ thị 21 của Trung ương và Chỉ thị 22 của Thành ủy tại Thạch Thất

Trong thời gian tới, Hội LHPN Hà Nội tiếp tục chỉ đạo Hội LHPN các cấp thuộc các địa bàn chủ động phối hợp với các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương triển khai các hoạt động Dự án hiệu quả, phù hợp với tình hình mỗi địa phương. Tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị nâng cấp hoặc thành lập mới địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, tổ chức 04 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và thôn bản, phát hành 01 cuốn sổ tay đối thoại chính sách theo kế hoạch đề ra. 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.