Hiệu quả từ Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

P.V
Chia sẻ

(PNTĐ) - 2 câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" ra mắt tại Trường THCS Thạnh Thới An và Nhà Văn hóa sinh hoạt cộng đồng Hưng Thới, xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết đối trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" là một trong những mô hình điểm của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Hiệu quả từ Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”  - ảnh 1
Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" ra mắt

Theo đó, mỗi câu lạc bộ có sự tham gia của 25 học sinh và 5 dẫn trình viên là đại diện nhà trường, các ngành liên quan trên địa bàn xã như Hội LHPN, Đoàn Thanh niên, cán bộ phụ trách công tác trẻ em.

Các thành viên câu lạc bộ sẽ là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, mạnh dạn lên tiếng dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu, có hại trong đời sống như: nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bạo lực gia đình trên cơ sở giới, xâm hại tình dục trẻ em, mua bán trẻ em, bóc lột sức lao động trẻ em, mua bán người…

Hoạt động của mô hình nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết đối trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ chính quyền cùng các ban, ngành địa phương, Nhà trường và cha mẹ thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Đồng thời, trang bị kiến thức, kỹ năng giúp trẻ tự bảo vệ mình, thúc đẩy sự tham gia chủ động, có ý nghĩa của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ tại địa phương.

Hiệu quả từ Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”  - ảnh 2
Hoạt động của mô hình nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết đối trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Mô hình này còn là một sân chơi, một diễn đàn thực sự bổ ích dành cho trẻ em xã điểm và các địa phương lân cận trên địa bàn tỉnh có thêm nơi sinh hoạt giao lưu tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp ngoài các buổi học chính khóa tại trường. Trong đó, tập trung chia sẻ thông tin kiến thức bổ sung về tâm lý lứa tuổi, giới tính, giới, thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, bồi dưỡng các kỹ năng sống về tự khám phá nhận thức, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong gia đình, nhà trường, cộng đồng.

Bên cạnh đó, giúp các em biết lên tiếng tự bảo vệ bản thân, tự tin, bản lĩnh để thay đổi trong cách nghĩ, cách học, cách làm trong cuộc sống; dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu không còn phù hợp trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.
Theo Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Thị Diện thông qua hoạt động của câu lạc bộ, các em học sinh không chỉ được nâng cao kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin, bản lĩnh để thay đổi mà còn là nơi để trẻ cùng nhau giao lưu, chia sẻ, nâng cao nhận thức, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với lứa tuổi…

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi điều kiện công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sửa đổi điều kiện công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
 “Sáp ong - Sắc chàm” - triển lãm về văn hoá dân tộc Dao và Mông tại Hà Nội

“Sáp ong - Sắc chàm” - triển lãm về văn hoá dân tộc Dao và Mông tại Hà Nội

(PNTĐ) - Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vừa diễn ra triển lãm“Sáp ong – Sắc chàm”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030”, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.
Hà Nội: Nhiều chính sách chăm lo sức khỏe cho người dân tộc thiểu số

Hà Nội: Nhiều chính sách chăm lo sức khỏe cho người dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Nhằm nâng cao sức khỏe, chất lượng sống cho người dân, góp phần nâng chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của Thủ đô, cũng như tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng bền chặt; những năm qua, thành phố đã có nhiều cơ chế, chính sách và đầu tư nguồn lực không nhỏ vào công tác y tế.
Đổi thay toàn diện ở vùng dân tộc, miền núi của Thủ đô

Đổi thay toàn diện ở vùng dân tộc, miền núi của Thủ đô

(PNTĐ) - Sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, hơn 15 năm nay, trong các Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội các nhiệm kỳ đều đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về công tác dân tộc, và tạo nên bước chuyển biến căn bản trong phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo ở các vùng dân tộc, miền núi của Thủ đô.