Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hiệu quả từ Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi ở tỉnh Thái Nguyên

MAI HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong số 10 dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình 1719), Dự án 2 về Quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cư ở những nơi cần thiết được tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm triển khai và đạt được nhiều kết quả nhất định.

Hiệu quả rõ nét

Xóm Bản Tèn là xóm đặc biệt khó khăn của xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Toàn xóm có 141 hộ dân, với gần 600 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Mông. Do thiếu quỹ đất ở nên nhiều năm qua, Bản Tèn có 30 hộ đồng bào phải làm nhà ở những nơi cheo leo, hiểm trở, có những hộ phải sinh sống cạnh bờ suối. Mùa khô thì đi lại rất khó khăn, còn vào mùa mưa thì lũ ống, lũ quét luôn là mối đe dọa lớn đến tính mạng, tài sản của bà con. Còn 84 hộ đồng bào dân tộc Dao ở xóm Tân Kim, xã Thần Sa (huyện Võ Nhai) luôn nơm nớp nỗi lo thiên tai. Bởi, nhiều năm qua, phần lớn hộ dân đều phải làm nhà ở ven suối. Những ngày mưa lũ, nước từ thượng nguồn đổ về, nước từ hai dãy núi cao chảy xuống, dòng suối dâng cao, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét luôn hiện hữu ở Tân Kim. Do đó, có một nơi ở ổn định và an toàn là mong muốn rất lớn của người dân nơi đây.

Ông Phan Đức Cường, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên cho biết, năm 2023, bên cạnh nỗ lực thực hiện các dự án di dời, ổn định nơi ở cho người dân, tỉnh Thái Nguyên còn chú trọng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; hỗ trợ phát triển sản xuất; tập trung đầu tư hạ tầng thiết yếu, các công trình dân sinh nhằm bảo đảm những điều kiện sống thiết yếu và hỗ trợ người dân vươn lên trong phát triển kinh tế.

Hiệu quả từ Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi ở tỉnh Thái Nguyên - ảnh 1
Các dự án mà UBND tỉnh Thái Nguyên đang triển khai thực hiện là bức thiết, giải quyết nhu cầu cấp bách của người dân.  

Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; trên 99% xóm thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa; 100% xóm có điện lưới quốc gia; trên 96% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi có trường học kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ở cho học sinh ở những nơi cần thiết; 100% xã có trạm y tế, trên 90% trạm có bác sỹ; 100% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình, kết nối thông tin liên lạc hiện đại. Dự tính năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm 2,01%; giảm 5 xã đặc biệt khó khăn.

Đây là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình 1719).

Năm 2023, bám sát các Nghị quyết Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình 1719. Nguồn lực đầu tư từ Chương trình 1719 đã góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thái Nguyên.

Trong số 10 dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình 1719), Dự án 2 về Quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cư ở những nơi cần thiết được tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm triển khai. Việc bố trí nguồn vốn để thực hiện các dự án ổn định dân cư tập trung tại các vùng có nguy cơ thiên tai cao cho thấy nguyên tắc ưu tiên đầu tư tại các địa bàn trọng điểm của tỉnh. Các dự án này là bức thiết, giải quyết nhu cầu cấp bách của người dân. Đây là một trong những giải pháp có ý nghĩa quyết định đến việc triển khai hiệu quả chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.

Theo Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, tổng số dự án ổn định dân cư tập trung thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 là 3 dự án với tổng kinh phí là 78,6 tỷ đồng, bao gồm: Dự án xóm Tân Kim, xã Thần Sa (Võ Nhai); Dự án xóm Bản Tèn, xóm Liên Phương, xã Văn Lăng (Đồng Hỷ). Đến nay, UBND huyện Võ Nhai đã rà soát đối tượng để xây dựng dự án, điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết 1/500 xin ý kiến các sở, ngành; Hiện nay đang thực hiện triển khai xây dựng báo cáo kinh tế - kỹ thuật; UBND huyện Đồng Hỷ đã rà soát đối tượng để xây dựng dự án, điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết 1/500, đến nay đã phê duyệt Quy hoạch chung xã Văn Lăng và phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu tái định cư tập trung. Hiện, 2 dự án đã có Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế- kỹ thuật, tổ chức lựa chọn nhà thầu trong tháng 12.2023.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân tộc thiểu số

Mặc dù Chương trình 1719 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có những hiệu quả rõ nét, song ông Phan Đức Cường cũng cho biết vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế.

 

Cụ thể, việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, giải quyết trả lời của Trung ương; Tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình còn chậm, kết quả giải ngân vốn chưa cao; Chương trình quy định 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung chi tiết tương ứng giao nhiều nhiệm vụ cho các Bộ, ngành Trung ương và địa phương phải ban hành văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết triển khai thực hiện từ đó dẫn điến việc thực hiện mất nhiều thời gian và nghiên cứu, áp dụng thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn (chờ văn bản hướng dẫn; khi có văn bản hướng dẫn ban hành thì muộn hoặc sau khi ban hành có nội dung không phù hợp, còn chưa rõ dẫn đến khó triển khai thực hiện...); Tổ chức quản lý, điều hành từ tỉnh đến cơ sở đều thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm, đặc biệt là cấp cơ sở (xã, thôn, bản) năng lực, trình độ, kinh nghiệm cũng như lực lượng cán bộ thực hiện còn rất hạn chế nên việc triển khai thực hiện các chính sách, nội dung hỗ trợ còn gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, chất lượng và kết quả thực hiện chương trình;...

Trên tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn, hạn chế, nỗ lực thực hiện tốt nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra với mong muốn đem lại cuộc sống tốt hơn cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai chương trình năm 2024. Theo đó, triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình 1719 và các chính sách dân tộc đang còn hiệu lực. Đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn được giao năm 2024. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiểu số; Phối hợp nắm bắt, khắc phục kịp thời thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh xảy ra ở vùng dân tộc thiểu số; Chủ động nắm bắt tình hình các địa bàn nhạy cảm về an ninh trật tự không để xảy ra các điểm nóng, phức tạp.

Bên cạnh đó, tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết kiến nghị của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chính sách dân tộc. Triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách mới ban hành, bảo đảm chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. Đồng thời, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan công tác dân tộc từ tỉnh tới cơ sở tinh thông nghiệp vụ, tâm huyết, trách nhiệm, phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu năm 2024 và cả giai đoạn 2021 - 2025.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".
Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Hội LHPN của nhiều địa phương đã có cách làm rất đa dạng, hiệu quả.