Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuần Giáo

Bài: Xuân T. Ảnh: A.Đạt
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 sẽ giải giải quyết đất ở cho hơn 17.400 hộ; Giải quyết nhà ở cho hơn 18.300 hộ. Thời gian qua, nhiều mái ấm tình thương đã được trao cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuần Giáo, Điện Biên.

Thời gian qua, những mái ấm nghĩa tình,có ý nghĩa rất lớn đối với bà con nhân dân, đặc biệt với huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) là địa phương mà cuộc sống của bà con nhân dân còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ở vùng cao như dân tộc Mông. 

Có được sự hỗ trợ từ chương trình, các hộ được nhận nhà mới rất phấn khởi, ngay trước Tết Nguyên đán đã có nhà mới an khang để đảm bảo một cái Tết đầm ấm, với tinh thần tất cả chung tay vì người nghèo.

Tuần Giáo là một trong những địa phương được nhận nhiều căn nhà tình nghĩa của tỉnh Điện Biên với 200 căn nhà. Ông Giàng A Dơ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Tuần Giáo, cho biết, cuối năm 2022, huyện đã hoàn thành và bàn giao 200 căn nhà cho người nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn 19 xã, thị trấn.

Đối với những người phụ nữ dân tộc quanh năm tảo tần, có được căn nhà mới là khi giấc mơ trở thành hiện thực. Như gia đình chị Lường Thị Thơi, người dân tộc Thái ở bản Lói, xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo trước đây là hộ nghèo, con bị khuyết tật, cuộc sống sinh hoạt của gia đình xoay trong căn nhà dột nát, thấp thỏm lo âu mỗi khi thời tiết thay đổi. Nhờ Chương trình, gia đình chị được hỗ trợ xây dựng căn nhà mới khang trang. Có nhà mới, gia đình chị yên tâm phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, có của ăn của để. Nhờ vậy, đến nay chị Thơ đã xin thoát khỏi hộ nghèo.

Hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuần Giáo   - ảnh 1
Gia đình chị Lường Thị Thơi, người dân tộc Thái ở bản Lói, xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo được hỗ trợ xây dựng căn nhà mới khang trang,yên tâm phát triển sản xuất, phát triển kinh tế.

Gia đình chị Quàng Thị Ngoại, 45 tuổi ở Bản Ngúa, xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo được chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” hỗ trợ xây dựng lại căn nhà. Có được căn nhà khang trang, không còn chịu cảnh mưa nắng với những bất an của cuộc sống, gia đình chị Ngoại với 5 nhân khẩu đã yên tâm tăng gia sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Lò Văn Mừng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên cho biết: Các ngôi nhà sau khi xây dựng và bàn giao cho người dân rất phấn khởi trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã quan tâm đến người nghèo. Đó là một hành động tri ân đến người nghèo, các gia đình chính sách, người có công với cách mạng cũng như đồng bào các dân tộc miền núi còn nhiều khó khăn trong thời gian vừa qua.

Một căn nhà mới mọc lên là một căn nhà tạm, nhà dột nát được xóa bỏ. Với những căn nhà mới, các hộ dân vui mừng, phấn khởi, nhiều gia đình làm đơn cam kết phấn đấu xin thoát nghèo sau khi được hỗ trợ làm nhà. Qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Điện Biên, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

 

 

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.