Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

Hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 có nội dung hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua nhiều hoạt động đã được triển khai, nhằm mang nước về các trường học ở nhiều xã vùng cao.

Hành trình đưa nước lên non

Là xã xa nhất thuộc huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, bà con xã Tả Gia Khâu thường xuyên phải sống trong tình cảnh thiếu nước sinh hoạt. Mặc dù trên địa bàn, dưới chân núi có dòng sông Chảy nhưng bao đời nay bà con không có cách nào để có thể sử dụng nước từ nguồn nước này. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn vào mùa khô, trời không có mưa kéo dài khiến đời sống sinh hoạt, sản xuất của cả xã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thấu hiểu những khó khăn đó, các đoàn công tác cũng đã nhiều lần lên khoan thăm dò, nhưng chưa tìm được bất kỳ mạch nước ngầm nào.

Nằm chênh vênh trên triền đồi là trường phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú Tả Gia Khâu, cả trường có 204 học sinh học bán trú. Để có nước sinh hoạt, các em học sinh bán trú khối Bốn, Năm của trường đều phải vượt hơn 1km đường núi với những can 5 lít, 3 lần/ngày như vậy để đến các gia đình xin nước, mang về đổ vào téc chứa. Các thầy thì chở can to, xe máy đã cài số 1-2 mà vẫn phải chật vật, vặn hết tay ga mới có thể leo qua được các con dốc.

Trường còn có 1 bể chứa do các nhà hảo tâm tài trợ tiền, bộ đội đồn biên phòng Tả Gia Khâu xây 2 năm trước, bể này chỉ có sức chứa 100m3, không đủ để sinh hoạt và ăn uống với mức tối thiểu là 100 lít nước/học sinh/ngày. Chút nước ít ỏi xin được chỉ đủ dùng cho những hoạt động thiết yếu nhất như nấu ăn, rửa bát, vệ sinh chân tay, mặt mũi, đánh răng. Do đó vào mùa khô, thầy cô giáo phải tắm giặt nhờ ở nhà dân còn các em học sinh phải tới cuối tuần về nhà tắm giặt.

Những đợt nắng gắt vừa qua khiến nước ở các hộ dân cũng cạn khiến thầy trò trường PTDT bán trú Tả Gia Khâu không có nước sinh hoạt. Lãnh đạo huyện Mường Khương đã phải nhờ tới Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Công an tỉnh Lào Cai điều động xe chuyên dụng chở hàng trăm khối nước sạch tiếp tế cho Trường PTDT bán trú Tả Gia Khâu. Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tả Gia Khâu, ông Long Văn Ngạn cho biết: “Mùa mưa, nước rất nhiều nhưng không có chỗ chứa. Thầy trò nhìn nước mưa trôi tuột mà tiếc. May mắn là mới đây, các nhà hảo tâm lại hỗ trợ kinh phí để chúng tôi xây thêm bể ngầm có sức chứa lớn hơn. Hy vọng mùa khô năm sau, lượng nước sẽ đủ dùng cho nhu cầu tối thiểu của thầy cô, học sinh”.

"Mạch ngầm" trong khuôn viên trường học

Suốt nhiều năm qua, nguồn nước sinh hoạt của thầy và trò Trường tiểu học - THCS Chiềng Kheo ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cũng phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Theo lời kể của em Giàng Thị Say, học sinh lớp Chín, ngay từ khi mới học tiểu học em đã phải tự mang theo nước để phục vụ các sinh hoạt cá nhân. Em cho biết, ngày 26/4/2023 là ngày vui của 25 giáo viên và gần 400 học sinh trong trường bởi đó là ngày khánh thành công trình giếng khoan của cán bộ, chiến sĩ Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Sơn La khoan tặng thầy và trò Trường tiểu học - THCS Chiềng Kheo.

Tương tự, ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, một giếng nước ngay trong khuôn viên trường PTDT bán trú THCS Nong U mới được khánh thành đã làm nức lòng thầy và trò. Giếng nước này được xây dựng với kinh phí 35 triệu đồng, trong đó có 28 triệu đồng được một nhà hảo tâm ở TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tài trợ thông qua quỹ của nhóm thiện nguyện Tuệ Tâm và 7 triệu đồng đóng góp của các thầy cô trường Nong U. Được biết đây là một trong 22 giếng đã được các nhà hảo tâm và nhóm thiện nguyện Tuệ Tâm trao tặng cho các trường học ở các tỉnh miền núi trong suốt quãng thời gian gần 2 năm qua. 

Tại Hà Giang, các trường mầm non Sủng Là, PTDT bán trú tiểu học - THCS Sà Phìn của huyện Đồng Văn, PTDT nội trú Bắc Mê, PTDT bán trú THCS Yên Cường của huyện Bắc Mê là những trường phổ thông đầu tiên trong mô hình cấp nước sạch và nước uống học đường của tỉnh. Theo đó, nhà tài trợ hỗ trợ 80% kinh phí mua sắm, lắp đặt hệ thống thiết bị và cung cấp chuyên gia kỹ thuật, nhà trường góp 20% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng lắp đặt, làm hàng rào bảo vệ thiết bị. Nói về những ý nghĩa của mô hình, Hiệu trưởng Trường PTDT nội trú Bắc Mê, ông Nguyễn Xuân Toàn phấn khởi: “Nước được xử lý theo công nghệ thẩm thấu ngược nên rất an toàn, thầy và trò chúng tôi giờ đây đã không còn phải lo lắng khi thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt cũng không phải đi mua nước với giá đắt đỏ. Học sinh cũng không còn phải mang nước đến trường mà thậm chí còn có thể uống nước trực tiếp ngay từ vòi”.

Chương trình “160 giếng nước Tây Bắc”

Tại trường mầm non Pa Cheo (xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), sau một ngày dài khoan nhiều lần tìm mạch nước ngầm, tới cuối buổi chiều, thầy cô giáo của trường cùng nhóm thợ khoan mới có thể vỡ oà cảm xúc khi nhìn thấy nước được đẩy lên cùng đất đá. Nhìn dòng nước ào ào chảy, ai cũng vui mừng khôn xiết. Để bảo vệ giếng, các thầy cô giáo đã tự mình xây những bức tường chứ nhất định không chịu thuê thợ, nhằm tiết kiệm chi phí cho các nhà hảo tâm.

Được biết, các giếng nước ở Pa Cheo đề nằm trong chương trình “160 giếng nước Tây Bắc” do sư cô Hạnh Duyên (TPHCM) và các nhà hảo tâm tài trợ. Theo sư cô Hạnh Duyên, khi sư cô và các nhà hảo tâm khảo sát ở tỉnh Cao Bằng, có đến 17 trường, điểm trường và 2 khu dân cư cần nước nhưng không tìm được thợ khoan giàu kinh nghiệm chịu đi xa. May mắn, sư cô và các nhà hảo tâm đã kết nối được với nhóm thợ khoan giếng ở Tây Nguyên. 

Hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi - ảnh 1
Cô và trò Trường mầm non Pa Cheo háo hức xem khoan giếng. Ảnh: PV

Hiểu những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà chương trình mang lại, 4 người thợ đã chất đồ nghề lên xe tải, thay nhau lái xe suốt ngày đêm từ Tây Nguyên đến Cao Bằng. Có những đoạn đường khó khăn như ở huyện Bảo Lâm, do dốc quá cao, xe tải không bò lên được họ còn tự mình dỡ bớt các ống sắt xuống và vác từng cây ống đi bộ vượt dốc. Những người thợ hảo tâm khẳng định cho dù có khó đến mấy họ cũng quyết tâm đến bằng được và phải "làm xong bằng được giếng cho bọn trẻ mới thôi".

Với sự quyết tâm, chung sức đồng lòng, những giọt nước quý giá đã được mang lên vùng cao, không chỉ góp niềm vui mà còn giúp cho cuộc sống của thầy trò vùng cao bớt nhọc nhằn hơn, giúp các em học sinh nơi đây có thêm niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".
Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Hội LHPN của nhiều địa phương đã có cách làm rất đa dạng, hiệu quả.