Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng: Tích cực thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong đồng bào dân tộc thiểu số

Hoàng Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thời gian qua thực hiện Dự án 8, Hội LHPN các cấp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, sự đồng thuần của người dân. Các nội dung trong Dự án 8 được chỉ đạo thực hiện bằng các kế hoạch cụ thể, đã tạo điều kiện cho Hội Phụ nữ các cấp thực hiện kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của cán bộ, hội viên.

Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em", các cấp Hội LHPN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã triển khai thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao; tích cực, chủ động trong công tác phối hợp, tham mưu các cấp có thẩm các nội dung theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Tỉnh ủy - UBND - HĐND tỉnh.

Triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa

Lâm Đồng là tỉnh nằm ở khu vực Tây Nguyên có 47 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân số của tỉnh hơn 1,3 triệu người, trong đó có trên 352.937 người (26,01%) đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Theo Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng Cil Bri, thực tế, đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số phong tục, tập quán lạc hậu trong ma chay, cưới hỏi, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn còn tồn tại ở một số địa bàn dân cư trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Chính vì vậy, nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ và việc đảm bảo bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực của đời sống trong thời gian qua tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều hoạt động. Trong đó, Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực

Hội LHPN tỉnh đã tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho 4 Tổ truyền thông cộng đồng tại các thôn Bộ Bê, Nao Sẻ, Hà Giang, Ka Sá (xã Gia Bắc, huyện Di Linh) với 50 người tham gia là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã, Chi hội trưởng, Chi hội phó và thành viên các tổ truyền thông cộng đồng; tổ chức giao lưu Tổ truyền thông cộng đồng chung tay đẩy lùi hủ tục lạc hậu tại thành phố Đà Lạt có 10 đội thi của 7 huyện thuộc Dự án 8 tham gia.

Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng: Tích cực thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong đồng bào dân tộc thiểu số - ảnh 1
Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng tổ chức giao lưu Tổ truyền thông cộng đồng chung tay đẩy lùi hủ tục lạc hậu. Ảnh HPN

Bên cạnh đó, Hội LHPN tỉnh cũng tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi" trường TH-THCS Gia Bắc (huyện Di Linh). Đồng thời, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Hội của 7 huyện, 32 xã thực hiện Dự án 8 về công tác giám sát, đối thoại chính sách cấp xã, cụm thôn bản tham gia...

Ngoài ra, Hội LHPN các huyện cũng đã triển khai đa dạng các hoạt động thuộc Dự án 8. Các cấp Hội tiếp tục duy trì 72 Tổ truyền thông cộng đồng, thành lập và củng cố 29 Địa chỉ tin cậy cộng đồng, 26 CLB  "Thủ lĩnh của sự thay đổi", 3 tổ sinh kế tại cơ sở, tổ chức 27 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản. Các tổ truyền thông duy trì sinh hoạt với nhiều nội dung như: tuyên truyền kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; kiến thức về giới, bình đẳng giới...

Nhiều hoạt động tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình

Vấn đề bạo lực gia đình, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống diễn ra không những chỉ ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS mà ngay cả các địa bàn thị trấn, thành thị. Trong 3 từ năm 2015 đến năm 2018 qua khảo sát tình hình tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại 15 xã vùng DTTS có trên 300 cặp vợ chồng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.

Vấn đề bạo lực gia đình hiện nay cũng có chiều hướng gia tăng, theo thống kê năm 2022, toàn tỉnh xảy ra 175 vụ bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ, trong đó có nhiều vụ nghiêm trọng.

Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng: Tích cực thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong đồng bào dân tộc thiểu số - ảnh 2
Hội Phụ nữ ra mắt tổ truyền thông cộng đồng. Ảnh HPN

Từ những thực trạng trên, trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã có nhiều hoạt động tuyên truyền nhằm giảm thiểu các vụ bạo lực gia đình. Ngoài ra, các cấp Hội LHPN trong toàn tỉnh cũng có nhiều hoạt động tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, tổ chức các hội thi phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng các mô hình Địa chỉ tin cậy cộng đồng, các hoạt động hội thảo, diễn đàn; duy trì nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình, CLB. Đặc biệt, năm 2024, Hội Phụ nữ đã tổ chức Diễn đàn nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và phòng chống bạo lực gia đình trong phụ nữ dân tộc thiểu số. Thông qua diễn đàn nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng...

Trong thời gian tới, để thực hiện hiệu quả dự án 8, bên cạnh những kết quả đã đạt được với các mô hình, hoạt động hiệu quả, Hội sẽ phối hợp với các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các nội dung của Dự án nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị, đảm bảo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện Dự án đúng quy định. 

 

 
twitterprint
Lâm Đồng: Các cấp Hội chủ động, trách nhiệm trong thực hiện Dự án 8

Ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy cộng đồng"

Trong thời gian qua, các cấp Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng đã triển khai thực hiện Dự án 8 với tinh thần chủ động, trách nhiệm cao. Qua đó góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn.

Bà Cil Bri, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng cho biết, thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em", các cấp Hội LHPN trên địa bàn đã triển khai thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao; tích cực, chủ động trong công tác phối hợp, tham mưu các cấp có thẩm các nội dung theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Tỉnh ủy - UBND - HĐND tỉnh. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện Dự án trên địa bàn luôn nhận được sự ủng hộ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và nhân dân.

Lâm Đồng: Các cấp Hội chủ động, trách nhiệm trong thực hiện Dự án 8- Ảnh 1.

Bà Cil Bri, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng

Hội LHPN các cấp trên địa bàn đặc biệt chú trọng xây dựng mô hình mới tại các thôn đặc biệt khó khăn. Các hoạt động chăm lo, hỗ trợ phụ nữ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được đổi mới và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Qua đó góp phần giúp đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng cao.

+ Vậy việc triển khai Dự án 8 trên địa bàn đã đạt những kết quả cụ thể nào, thưa bà?

Bà Cil Bri: Trong thời gian qua, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với các sở ban ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện Dự án 8 theo đúng quy định và đảm bảo tiến độ đề ra.

Từ đầu năm đến nay, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho 4 Tổ truyền thông cộng đồng tại các thôn Bộ Bê, Nao Sẻ, Hà Giang, Ka Sá (xã Gia Bắc, huyện Di Linh) với 50 người tham gia là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã, Chi hội trưởng, Chi hội phó và thành viên các tổ truyền thông cộng đồng; tổ chức giao lưu Tổ truyền thông cộng đồng chung tay đẩy lùi hủ tục lạc hậu tại thành phố Đà Lạt có 10 đội thi của 7 huyện thuộc Dự án 8 tham gia.

Lâm Đồng: Các cấp Hội chủ động, trách nhiệm trong thực hiện Dự án 8- Ảnh 2.

Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng tổ chức giao lưu Tổ truyền thông cộng đồng chung tay đẩy lùi hủ tục lạc hậu.

Tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện mô hình điểm "Địa chỉ tin cậy cộng đồng" và giao lưu sáng kiến truyền thông phòng chống bạo lực gia đình trong phụ nữ dân tộc thiểu số năm 2024. Tổ chức diễn đàn "Nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và phòng chống bạo lực gia đình trong phụ nữ dân tộc thiểu số" năm 2024.

Bên cạnh đó, Hội LHPN tỉnh cũng tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" trường TH-THCS Gia Bắc (huyện Di Linh) với 35 người tham gia là thành viên của câu lạc bộ. Đồng thời, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Hội của 7 huyện, 32 xã thực hiện Dự án 8 về công tác giám sát, đối thoại chính sách cấp xã, cụm thôn bản tham gia Hội nghị có 120 chị là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, cán bộ Hội LHPN các xã…

Ngoài ra, Hội LHPN các huyện cũng đã triển khai đa dạng các hoạt động thuộc Dự án 8. Các cấp Hội tiếp tục duy trì 72 tổ truyền thông cộng đồng, thành lập và củng cố 29 địa chỉ tin cậy cộng đồng, 26 câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi", 3 tổ sinh kế tại cơ sở, tổ chức 27 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản. Các tổ truyền thông duy trì sinh hoạt với nhiều nội dung phong phú và đa dạng như: tuyên truyền kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; kiến thức về giới, bình đẳng giới; những quy định của pháp luật về bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình; tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…

Lâm Đồng: Các cấp Hội chủ động, trách nhiệm trong thực hiện Dự án 8- Ảnh 3.

Đối thoại chính sách phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; phòng chống bạo lực gia đình.

+ Trong quá trình triển Dự án 8 có những thuận lợi, khó khăn gì không, thưa bà?

Trong quá trình thực hiện Dự án 8, Hội LHPN các cấp trên địa bàn tỉnh nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, sự đồng thuần của người dân. Tuy nhiên, đây là chương trình mục tiêu quốc gia lớn chưa có tiền lệ được thực hiện trong vùng dân tộc thiểu số cho nên việc áp dụng triển khai các văn bản có lúc, có nơi còn lúng túng.

Hiện nay mỗi địa phương có cách thức triển khai thực hiện Dự án 8 khác nhau, không có sự thống nhất chung. Đề nghị phải có sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương về cách thức triển khai cũng như sử dụng kinh phí hoạt động của Dự án.

+ Được biết, trước đây thách cưới cũng như tảo hôn là những hủ tục trong đồng bào dân tộc thiểu số trên đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Vậy việc triển khai Dự án 8 đã có tác động thế nào đến những hủ tục này?

Thực tế, những vấn đề trên đã được triển khai từ rất lâu. Đến nay, việc thách cưới, tảo hôn, hôn nhân cận huyết trên địa bàn đã giảm đáng kể. Việc triển khai Dự án 8 tiếp tục tạo nguồn lực để thực hiện tốt hơn và hiệu quả cao hơn những vấn đề này.

Lâm Đồng: Các cấp Hội chủ động, trách nhiệm trong thực hiện Dự án 8- Ảnh 4.

Các cấp Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng triển khai đa dạng các hoạt động thuộc Dự án 8

+ Trong thời gian tới, Hội sẽ tập trung triển khai các hoạt động gì để Dự án 8 trên địa bàn đạt được hiệu quả hơn nữa?

Trong thời gian tới, các cấp Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung của Dự án 8 theo kế hoạch đã đề ra, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để đạt mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025 do Trung ương Hội LHPN Việt Nam đề ra.

Tiếp tục duy trì, phát triển các mô hình Tổ truyền thông cộng đồng, câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi", mô hình "Địa chỉ tin cậy cộng đồng" đã được thành lập tại địa phương. Bên cạnh đó, tổ chức các cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn/bản; tập huấn hướng dẫn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới cho cán bộ các cấp; tập huấn nâng cao năng lực thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ cấp huyện, xã và trưởng thôn/bản, người có uy tín tại cộng đồng.

Đồng thời, Hội sẽ phối hợp chặt chẽ với địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các nội dung của Dự án nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị, đảm bảo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện Dự án đúng quy định.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

(PNTĐ) - Hơn 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Thành phố không ngừng được nâng cao. Cùng với đó, đồng bào các DTTS, chính quyền địa phương đã chủ động, tích cực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình để truyền lại cho thế hệ sau. Đại hội đại biểu các DTTS thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 đã thành công tốt đẹp, qua đó, nhiều kỳ vọng, kiến nghị, đề xuất được đưa ra để tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô trong 5 năm tới.