Hội LHPN tỉnh Yên Bái: Sáng tạo nhiều nội dung thực hiện dự án 8

Gia Linh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Từ năm 2021, Hội LHPN tỉnh Yên Bái đã tham mưu và ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai Dự án 8; các cấp Hội LHPN trong tỉnh chú trọng triển khai các mô hình, hoạt động cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp và đạt được nhiều kết quả, trong đó có những chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra.

Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. 

Với nhiều nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra, nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được Hội LHPN tỉnh triển khai tại 59 xã, 55 thôn đặc biệt khó khăn của các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên và thị xã Nghĩa Lộ. Đối tượng thụ hưởng Dự án 8 là phụ nữ và trẻ em gái tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn với mục tiêu chung là nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo, giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Yên Bái Hoàng Phương Thúy, để góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em, toàn tỉnh đã thành lập được 343 tổ truyền thông cộng đồng (đạt 109% kế hoạch). Đồng thời, tổ chức 584 cuộc truyền thông tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ các tập tục có hại cho phụ nữ, trẻ em; xây dựng và duy trì 47 mô hình truyền thông cộng đồng do nam giới tiên phong để truyền thông cộng đồng về nội dung "xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em”. 

Hội LHPN tỉnh Yên Bái: Sáng tạo nhiều nội dung thực hiện dự án 8 - ảnh 1
Hội LHPN tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị đối thoại  giữa học sinh với các cấp, các ngành nhà trường và gia đình. Ảnh HPN

Để các “Tổ truyền thông tại cộng đồng” hoạt động hiệu quả, Ban điều hành Dự án 8 tỉnh Yên Bái đã tập trung hỗ trợ xây dựng mạng lưới truyền thông trên nền tảng số qua các ứng dụng Zalo, Facebook, từ đó vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện tại địa phương. Chỉ sau thời gian ngắn triển khai, mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từng bước xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng và tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS. Nhằm  giúp các tổ truyền thông hoạt động hiệu quả, Hội Phụ nữ đã tăng cường mở các lớp tập huấn, đồng thời tổ chức hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ truyền thông cộng đồng. Tại các buổi giao lưu, các thành viên,hội viên được chia sẻ kinh nghiệm, những khó khăn, cách làm sáng tạo trong việc thực hiện các nội dung tuyên truyền và được xem các tiểu phẩm do các tổ truyền thông dàn dựng để tuyên truyền tại cơ sở. Trong đó chủ yếu đề cập đến các vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ và trẻ em tại các địa phương như: bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, tình trạng bạo lực gia đình… Từ đó nam giới đã có cái nhìn công bằng hơn về vai trò của phụ nữ trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Các hoạt động cộng đồng được thực hiện với sự tham gia của cả nam giới và nữ giới giúp nâng cao tiếng nói của phụ nữ trong các quyết định quan trọng của làng, xã.

Cùng với các “Tổ truyền thông cộng đồng”, Hội còn tổ chức tập huấn nâng cao năng lực thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ các cấp, Ban Điều hành dự án cấp tỉnh tổ chức 1 lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, 20 lớp tập huấn cho đội ngũ thôn, bản. Bên cạnh đó, Hội đã thành lập 52 mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình đạt 162, 5 % kế hoạch; 80 CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại các trường THCS và tại thôn, bản đạt 123 % kế hoạch ... Các mô hình nhằm hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời nạn nhân bị bạo lực gia đình về nơi tạm lánh nhằm tránh rủi ro về sức khỏe, tính mạng, giảm thiểu được hậu quả của bạo lực gia đình; thực hiện truyền thông nâng cao kiến thức cộng đồng về các vấn đề bình đẳng giới, về phòng chống bạo lực gia đình.

Hội LHPN tỉnh Yên Bái: Sáng tạo nhiều nội dung thực hiện dự án 8 - ảnh 2
Các em học sinh là những người được thụ hưởng dự án 8 được nói lên tiếng nói của mình để bình đằng giới. Ảnh HPN

Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em, cũng đã được các cấp Hội đã hướng dẫn, hỗ trợ triển khai các hoạt động tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 2 lớp tập huấn về xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và kết nối thị trường cho các sản phẩm nông sản; hỗ trợ 4 mô hình tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ triển khai các giải pháp ứng dụng khoa học - công nghệ…

Trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện các nội dung thuộc Dự án 8. Đồng thời chú trọng đến việc thúc đẩy các cơ sở Hội, sáng tạo nhiều nội dung hoạt động để duy trì tính bền vững của các mô hình tại cộng đồng trong khuôn khổ dự án; các cấp Hội phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên kiểm tra, giám sát và chủ động tổ chức, triển khai các hoạt động đạt kết quả. Ban điều hành dự án các cấp chủ động tổ chức kiểm tra định kỳ, đồng thời lồng ghép việc kiểm tra tiến độ thực hiện dự án trong việc thực hiện nhiệm vụ Hội, bên cạnh đó, theo dõi tiến độ dự án được thực hiện thông qua báo cáo định kỳ hàng tháng của các huyện, thị xã... 

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

(PNTĐ) - Hơn 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Thành phố không ngừng được nâng cao. Cùng với đó, đồng bào các DTTS, chính quyền địa phương đã chủ động, tích cực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình để truyền lại cho thế hệ sau. Đại hội đại biểu các DTTS thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 đã thành công tốt đẹp, qua đó, nhiều kỳ vọng, kiến nghị, đề xuất được đưa ra để tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô trong 5 năm tới.