Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hội LHPN Việt Nam: Lan tỏa các sáng kiến nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số

THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 11/11, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức trao giải Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2023 mang chủ đề "Lắng nghe con nói". Đây là hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Phát biểu tại chương trình, bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: Để góp phần thúc đẩy thực hiện tốt hơn nữa Quyền trẻ em và bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS&MN, trong khuôn khổ các hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN  giai đoạn 2021 - 2030, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã chủ trì, phối hợp với Hội đồng đội Trung ương và Bộ GD&ĐT triển khai Cuộc thi “Sáng tác sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng đồng bào DTTS&MN năm 2023”, với tên gọi “Lắng nghe con nói”, nhằm phát huy tiếng nói và sự tham gia của trẻ em trong tìm kiếm, lan tỏa các sáng kiến, sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho trẻ em vùng đồng bào DTTS&MN; đồng thời, tạo điều kiện để mọi trẻ em được bày tỏ những mong muốn, nguyện vọng của mình về các vấn đề liên quan đến trẻ em, đặc biệt là những mong muốn, ước mơ về một gia đình hạnh phúc, an toàn và bình đẳng.

Cuộc thi phát động từ ngày 01/5/2023 - 15/9/2023 tại 50 tỉnh, thành phố vùng đồng bào DTTS&MN, thu hút sự quan tâm tham gia của đông đảo trẻ em các dân tộc, với tổng số 13.311 tác phẩm dự thi (gồm 12.718 tranh và 593 clip). Tỉnh nhiều nhất là 4.247 tác phẩm; tỉnh ít nhất là 21 tác phẩm. Trong đó, 1533 tác phẩm được đánh giá, lựa chọn qua vòng sơ khảo cấp tỉnh gửi về Ban tổ chức ở trung ương.

"Chúng tôi đánh giá cao Hội LHPN các tỉnh/thành đã nghiêm túc, có trách nhiệm cao trong công tác phối hợp triển khai cuộc thi ở các cấp, điều đó thể hiện ở số lượng và chất lượng các tác phẩm của các tỉnh gửi về vòng chung khảo. Nhiều tỉnh đã tổ chức thi, chấm và trao giải của tỉnh trước khi gửi về Ban tổ chức ở Trung ương. Các tác phẩm dự thi đa dạng về nội dung, sáng tạo về hình thức và chất liệu, thông qua tác phẩm vừa phản ánh thực tế những vấn đề đặt ra tác động ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập của trẻ em, vừa truyền những thông điệp tích cực dưới nhãn quan của trẻ em về một gia đình hạnh phúc, an toàn, bình đẳng", bà Tôn Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhấn mạnh. 

Qua quá trình tổ chức đánh giá, chấm điểm theo các tiêu chí về nội dung/chủ đề phù hợp yêu cầu cuộc thi, hình thức thể hiện, tính sáng tạo và tính khả thi ứng dụng thực tế, 37 tác phẩm tiêu biểu gồm 20 tranh, 17 clip được Ban tổ chức lựa chọn vào vòng chung kết Cuộc thi. Các tác phẩm được lựa chọn đều nổi bật về ý tưởng, truyền tải được thông điệp theo chủ đề cuộc thi, bố cục tốt (đối với Tranh: sáng tạo trong sử dụng chất liệu, phối màu, bố cục; Clip: chất lượng hình ảnh minh họa đẹp, âm thanh rõ ràng, giọng dẫn truyền cảm). Nhiều tác phẩm chất lượng, có tính ứng dụng cao, có thể sử dụng trong các hoạt động, sản phẩm tuyên truyền nâng cao nhận thức và vận động giải quyết các vấn đề cấp thiết đặt ra đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS &MN.

Thay mặt lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam, bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành TƯ Đảng Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cũng đã ghi nhận và đánh giá cao sự quan tâm, tạo điều kiện của ban giám hiệu các trường học trên địa bàn DTTS&MN, sự hướng dẫn, định hướng của các thầy cô giáo, các cán bộ Đoàn thanh niên và sự quan tâm, yêu thương của các bậc phụ huynh đã hỗ trợ, hướng dẫn, động viên khuyến khích các em tham gia cuộc thi. Sau cuộc thi này, nhiều sáng kiến, sản phẩm truyền thông tiêu biểu sẽ được chia sẻ, nhân rộng phù hợp tại các địa phương, đặc biệt là thông qua hoạt động của CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực tham gia duy trì, nhân rộng CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ dần các tập tục có hại trong đời sống và tiếp tục có những sáng kiến phù hợp góp phần cùng với cha mẹ, thầy cô và chính quyền địa phương giảm thiểu những khó khăn, rủi ro đang tác động đến chính các em.

Kết quả, ở thể loại Sáng tác tranh, Ban tổ chức đã trao giải Đặc biệt cho tác phẩm "Niềm vui của em" của nhóm tác giả: Hồ Thị Khoa, Hồ Thị Ngân, Hồ Thị Viểu, học sinh lớp 9, Trường Phổ thông dân tộc nội trú ĐăkKrông, tỉnh Quảng Trị; Ở thể loại Sáng tác video clip, giải Đặc biệt thuộc về tác phẩm "Điều con muốn nói" của nhóm tác giả: Già Thị Dia và Vừ Mí Sính, học sinh lớp 8, Trường Trung học cơ sở bán trú xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Ngoài ra còn có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, các giải Khuyến khích, giải giành cho Đơn vị có nhiều bài dự thi chất lượng nhất, Đơn vị huy động được số lượng trẻ em tham gia cuộc thi nhiều nhất ở hai nội dung sáng tác tranh và video clip.

Hội LHPN Việt Nam: Lan tỏa các sáng kiến nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số - ảnh 1
Các đại biểu chụp ảnh chúc mừng các tác giả, nhóm tác giả đạt giải năm 2023

Vui mừng nhận giải Đặc biệt tại chương trình, em Già Thị Dia, Trường Trung học cơ sở bán trú xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chia sẻ: Em rất bất ngờ vì tác phẩm "Điều con muốn nói" đã giành Đặc biệt. Đây là cuộc thi vô cùng ý nghĩa giúp chúng em có cơ hội được phát huy tiếng nói và sự tham gia của trẻ em trong nâng cao kiến thức về bình đẳng giới. Ở miền núi, vì còn nhiều  hạn chế về kiến thức nên các bạn gái ở thôn bản em thường nghỉ học sớm để đi lấy chồng. Em mong, các bạn gái không bị bố mẹ bắt nghỉ học sớm để đi lao động, đi lấy chồng. Đặc biệt, các bạn ấy cần vượt qua định kiến của chính bản thân mình để có cuộc sống tốt đẹp hơn hiện nay.

Là một trong những đơn vị huy động được số lượng trẻ em tham gia cuộc thi nhiều nhất, theo đại diện Hội LHPN tỉnh An Giang cho biết: Để hưởng ứng Cuộc thi, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn An Giang xây dựng kế hoạch và phát động Cuộc thi trên địa bàn 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh với chủ đề “Gia đình hạnh phúc”; hướng đến đối tượng là trẻ em đang sinh sống, học tập tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; khuyến khích sự tham gia của trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật, trẻ em tại các xã, ấp đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn triển khai Dự án 8. Sau hơn 3 tháng phát động, Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh đã nhận được 4.283 tác phẩm dự thi trong đó có 4.247 tranh và 36 clip với nội dung phong phú, đa dạng thể hiện ước mơ của trẻ em về gia đình hạnh phúc, không bạo lực, bình đẳng, an toàn… Qua đó, Ban Giám khảo đã lựa chọn 30 tác phẩm tranh, 15 video clip gửi tham dự Vòng Chung kết cấp toàn quốc. Kết quả, tác phẩm tranh của em Bùi Thị Tường Vy, học sinh lớp 7C1, Trường THCS và THPT Phú Tân, huyện Phú Tân vinh dự được lựa chọn tham dự trao giải Chung kết Cuộc thi và đạt giải Khuyến Khích.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

(PNTĐ) - Vừa qua, tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Lễ khánh thành và trao tặng nhà lớp học điểm Trường Mầm non Minh Thắng, xã Việt Vinh. Đây là công trình điểm trường vùng cao được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tài trợ 400 triệu đồng kinh phí để xây dựng.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".