Hội Phụ nữ công an Thủ đô phối hợp xây điểm trường cho học sinh dân tộc thiểu số

CÔNG NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sau 2 tháng khởi công xây dựng, ngày 11/6, điểm trường mầm non Lùng Càng (xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang) với quy mô hai phòng học khép kín, được xây bằng gạch khang trang, sạch sẽ với tổng diện tích 125m2 đã hoàn thành.

Công trình ý nghĩa, thiết thực này do Hội Phụ nữ CATP Hà Nội, Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ CATP Hà Nội, Quỹ thiện nguyện Tâm An phối hợp với các nhà hảo tâm trong và ngoài lực lượng Công an chung tay ủng hộ kinh phí hơn 300 triệu.

Hội Phụ nữ công an Thủ đô phối hợp xây điểm trường cho học sinh dân tộc thiểu số - ảnh 1
Điểm trường mầm non Lùng Càng (xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang) được khánh thành ngày 11/6

Trước đó, đầu năm 2023, đoàn công tác đã khảo sát điểm trường mầm non Lùng Càng và được biết đây là ngôi trường thuộc xã vùng III đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Các em học sinh nơi đây 100% là con em đồng bào dân tộc Mông với hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Với mong muốn mang đến môi trường học tập tốt để khích lệ tinh thần và thắp sáng ước mơ được đến trường của các em, Hội Phụ nữ CATP Hà Nội, Đoàn Thanh niên Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ CATP Hà Nội đã phối hợp cùng các nhà hảo tâm trong và ngoài lực lượng công an quyết định xây mới 2 phòng học khang trang tại điểm trường mầm non Lùng Càng…

Hội Phụ nữ công an Thủ đô phối hợp xây điểm trường cho học sinh dân tộc thiểu số - ảnh 2
Thượng tá Vũ Thị Kim Yến – Chủ tịch Hội phụ nữ CATP Hà Nội phát biểu tại lễ khánh thành

Phát biểu tại lễ khánh thành, Thượng tá Vũ Thị Kim Yến – Chủ tịch Hội phụ nữ CATP Hà Nội cho biết: “Đây là công trình nằm trong chuỗi hoạt động thực hiện Chương trình Đồng hành cùng con được Phòng kỹ thuật nghiệp vụ phối hợp Hội Phụ nữ CATP Hà Nội triển khai góp phần giúp đỡ trẻ em và các thầy cô giáo vùng sâu, vùng cao có điều kiện dạy và học tốt hơn, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục”.

Cũng tại buổi lễ, đoàn công tác của CATP Hà Nội đã trao tặng cho đại diện trường mầm non Lùng Càng 2 chiếc ti vi cùng một số đồ chơi, nhu yếu phẩm trị giá hơn 35 triệu đồng.

Hội Phụ nữ công an Thủ đô phối hợp xây điểm trường cho học sinh dân tộc thiểu số - ảnh 3
Các nữ chiến sỹ công an Thủ đô chia sẻ niềm vui với những người mẹ vùng cao

Sau khi đi vào hoạt động, điểm trường mầm non Lùng Càng sẽ là nơi học tập và sinh hoạt của 65 trẻ mầm non người dân tộc Mông, đây là những trẻ em các gia đình nghèo, sinh sống bằng nghề nông là chủ yếu. Công trình được hoàn thành góp phần giúp các thầy cô giáo và trẻ em nghèo miền núi cao có điều kiện dạy và học tốt hơn, đồng thời tôn vinh hình ảnh đẹp, tích cực, chủ động của các cán bộ chiến sĩ công an Thủ đô trong các hoạt động xã hội vì sự tiến bộ, bình yên và hạnh phúc của nhân dân tại những khu vực còn nhiều khó khăn của đất nước.

Hội Phụ nữ công an Thủ đô phối hợp xây điểm trường cho học sinh dân tộc thiểu số - ảnh 4
Đoàn công tác tặng quà đến trường mầm non Lùng Càng

Cùng ngày đoàn công tác của CATP Hà Nội đã đến thăm và trao 1 chiếc tivi tặng tập thể cán bộ chiến sĩ Công an xã Minh Ngọc (Bắc Mê, Hà Giang). Đón nhận món quà ấm áp tình đồng đội do đoàn công tác của Công an Hà Nội trao tặng, Đại úy Triệu Đức Tài, Phó trưởng Công an xã Minh Ngọc không giấu được xúc động khi đón nhận quà tặng.

"Món quà ấm áp tình cảm của các đồng chí trao tặng sẽ là hành trang tiếp thêm sức mạnh giúp tập thể cán bộ, chiến sĩ công an xã Minh Ngọc vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao’" – Đại úy Triệu Đức Tài bộc bạch.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

(PNTĐ) - Với mong muốn cải thiện điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ các em nhỏ có bữa ăn đầy đủ và ấm áp hơn, một nhà ăn mới cùng các trang thiết bị cần thiết cho trường học đã được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trao tặng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú - THCS Sủng Máng, huyện Mèo Vạc.
Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.