Huyện Ba Vì: Giao Hội LHPN huyện chủ trì “Tập huấn bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nữ vùng dân tộc thiểu số”.

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong hai tháng 3 và 4 năm 2023, UBND huyện Ba Vì đã tập trung chỉ đạo triển khai dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”; dành nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc, thiểu số và miền núi trên địa bàn.

Huyện Ba Vì: Giao Hội LHPN huyện chủ trì “Tập huấn bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nữ vùng dân tộc thiểu số”. - ảnh 1
Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Ba Vì

Theo đó, UBND huyện Ba Vì xây dựng Tờ trình số 653/TTr-UBND, ngày 07 tháng 4 năm 2023 về cập nhật bổ sung, điều chỉnh  danh mục và bố trí vốn để triển khai  các nội dung nguồn vốn sự nghiệp thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN của huyện Ba Vì giai đoạn 2021-2025;

UBND huyện cũng đã ban hành thông báo số 215/TB-UBND ngày 30/3/2023 về việc “Điều chỉnh nhiệm vụ tại kế hoạch số 429/KH-UBND ngày 07/12/2024 của UBND huyện Ba Vì về việc triển khai thực hiện Dự án 8, bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc 7 xã miền núi giai đoạn 2023-2025” trong đó, điều chỉnh giao Hội LHPN huyện chủ trì thực hiện “Tập huấn bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nữ vùng dân tộc thiểu số” thay cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội.

Cũng trong tháng 3/2023, Hội LHPN huyện Ba Vì ban hành kế hoạch số 21/KH-BTV ngày 23/3/2023 về thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn huyện Ba Vì năm 2023; Kế hoạch số 22/KH-BTV ngày 24/3/2023 triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số đến năm 2025” trên địa bàn huyện Ba Vì năm 2023.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.