Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lào Cai: Hạn chế mất bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số

BẮC LƯU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thời gian qua, nhiều địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Ghi nhận của phóng viên tại tỉnh Lào Cai.

Bình đẳng giới và tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số là một trong những vấn đề quan trọng, được tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, Lào Cai cũng có nhiều hoạt động cụ thể nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác này.

Những con số ấn tượng

Theo số liệu thống kê của UBND tỉnh Lào Cai, trong giai đoạn 2007 – 2022 toàn tỉnh đã xây dựng và nhân rộng 132 mô hình phòng, chống bạo lực gia đình với 460 câu lạc bộ và nhóm phòng, chống bạo lực gia đình tại 40 xã, phường, thị trấn và 400 thôn, bản, tổ dân phố. Đây là kết quả của sự nỗ lực của nhân dân và chính quyền tỉnh Lào Cai trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước trong vấn đề nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, đặc biệt là phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số.

Đơn cử như Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai xây dựng và mở rộng mô hình “địa chỉ tin cậy”, giai đoạn 2012 – 2016, theo thống kê các cấp Hội xây dựng được 180 địa chỉ tin cậy, 134/134 cơ sở Hội xuất sắc đã xây dựng được địa chỉ, từ đó tiến hành tuyên truyền công tác phòng, chống bạo lực gia đình và hỗ trợ, tư vấn cho nạn nhân bị bạo lực. Giai đoạn 2016 – 2020, Hội xây dựng được 196 địa chỉ tin cậy tại 162 xã, phường, thị trấn. 

Sở VHTT-DL tỉnh Lào Cai xây dựng 20 mô hình phòng, chống bạo lực gia đình với 100 Câu lạc bộ và 100 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình cấp thôn tại 20 xã thuộc Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà; thí điểm xây dựng mô hình sửa đổi hương ước, quy ước khu dân cư gắn với mô hình câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình tại 5 xã thuộc Bát Xát, Sa Pa, Mường Khương.

Lào Cai: Hạn chế mất bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số - ảnh 1

Lào Cai tập huấn kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ.

UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo xây dựng được 735 mô hình điểm về bình đẳng giới gắn với phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. 

Thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018 – 2021, Ban Dân tộc tỉnh đã xây dựng 1 mô hình thí điểm về “Tăng cường sự tham gia của Phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới” trong 2 năm 2020 – 2021 tại xã Nàn Sín, huyện Si Ma Cai.

Trong đó, đã tổ chức 2 Hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền về bình đẳng giới và hướng dẫn xử lý các vụ bạo lực gia đình cho trên 100 lượt thành viên Câu lạc bộ; 03 hội nghị tuyên truyền trực tiếp cho trên 260 lượt người là trưởng thôn, bí thư chi bộ thôn, người có uy tín, thanh niên, phụ nữ.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai tập trung xây dựng mô hình “Địa chỉ tin cậy – Nhà tạm lánh”, theo thống kê, đến năm 2019 toàn tỉnh có 170 “Địa chỉ tin cậy – Nhà tạm lánh” cộng đồng, được đặt tại Nhà văn hóa thôn hoặc nhà của Trưởng thôn, tổ dân phố. Các mô hình là cơ bản được xây dựng và đặt tại cộng đồng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều hộ gia đình, qua đó từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, đồng thời hỗ trợ được các nạn nhân bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn.

Từng bước khắc phục những quá khăn

Theo UBND tỉnh Lào Cai, quá trình duy trì và vận hành các mô hình trên cũng đã cho thấy một số điểm còn hạn chế, như: Khó tìm được địa điểm đặt mô hình khi một số gia đình có uy tín, có điều kiện về nhà ở song từ chối vì tâm lý “ngại liên lụy”; những người tham gia vận hành mô hình còn hạn chế về kiến thức pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới; ít kinh nghiệm, kỹ năng tư vấn, xử lý tình huống; vẫn còn một bộ phận người dân tại địa bàn xây dựng mô hình song chưa biết đến sự hiễn hữu của mô hình, chưa nắm được số điện thoại đường dây nóng cần liên lạc khi cần trợ giúp…

Trước tình hình đó, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới, xác định chỉ tiêu đến năm 2025 đạt 80% và đến năm 2030 đạt 90% người bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản; đến năm 2025 đạt 50% và đến năm 2030 đạt 70% người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn. Để đạt tiêu chí này, cần phải nâng cao hiệu quả các mô hình tư vấn, hỗ trợ bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình.

Để thực hiện được mục tiêu này, trong thời gian tới tỉnh Lào Cai tiếp tục tăng cường tập huấn kiến thức về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, kỹ năng tư vấn, xử lý tình huống, hỗ trợ nạn nhân… cho lực lượng tham gia vận hành mô hình (thường với mô hình tại cộng đồng sẽ có trưởng thôn, cán bộ Hội Phụ nữ, cán bộ Đoàn, công an viên…).

Tăng cường truyền thông về mô hình đến người dân sống trên địa bàn đặt mô hình đó, vừa để tăng hiệu quả tuyên truyền, vừa tăng khả năng tiếp cận với nhóm đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới hoặc có nguy cơ cao bị bạo lực trên địa bàn.

Với các mô hình có tính tương thích cao với nhau về cả mục tiêu, đối tượng, nhân lực vận hành…(như mô hình “địa chỉ tin cậy” và “địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh”) có thể tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin và kinh nghiệm duy trì, vận hành để tăng hiệu quả hoạt động.

Với các mô hình đã và đang thí điểm, cần phải nhanh chóng tổng kết để rút kinh nghiệm, nghiên cứu xây dựng và nhân rộng mô hình trong thực tế. Với các mô hình đã vận hành nhiều năm cần có sự rà soát, kiểm tra, đánh giá thực chất, từ đó điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

Mở rộng và nâng cao được hiệu quả của các mô hình tư vấn, hỗ trợ bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình sẽ góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu mà tỉnh Lào Cai đặt ra trong thực hiện Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2030.

Tin cùng chuyên mục

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

(PNTĐ) - Vừa qua, tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Lễ khánh thành và trao tặng nhà lớp học điểm Trường Mầm non Minh Thắng, xã Việt Vinh. Đây là công trình điểm trường vùng cao được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tài trợ 400 triệu đồng kinh phí để xây dựng.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".