Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Liên ngành phối hợp phòng, chống bạo lực phụ nữ, trẻ em, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành và thực hiện tốt Quy chế phối hợp liên ngành phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, xâm hại trẻ em trên địa bàn, đặc biệt quan tâm tới phụ nữ dân tộc thiểu số... Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm thực hiện các chương trình, chính sách về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực, thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới, ven biển; cửa ngõ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với dân số hiện nay trên 1,3 triệu người với 43 dân tộc anh em; đồng bào dân tộc thiểu số chỉ chiếm 12,31% dân số, cư trú rải rác ở trên 85% diện tích của tỉnh.

Nâng cao trách nhiệm của các ngành

Quy chế hướng tới đối tượng tác động gồm người bị bạo lực hoặc có nguy cơ cao bị bạo lực trên cơ sở giới; trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ cao bị xâm hại; thân nhân, người bảo vệ, người giám hộ và cá nhân có liên quan.

Để đảm bảo tính liên ngành, các cơ quan phối hợp được nêu trong Quyết định gồm UBND các cấp; ngành chức năng các cấp; các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội có liên quan, các cơ sở trợ giúp người bị bạo lực trên cơ sở giới, trẻ em bị xâm hại...

Liên ngành phối hợp phòng, chống bạo lực phụ nữ, trẻ em, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số - ảnh 1
Mô hình "Ngôi nhà tạm lánh" cung cấp hỗ trợ ban đầu cho phụ nữ, trẻ em bị bạo lực xâm hại trong đó có phụ nữ, trẻ em là dân tộc thiểu số

Quy chế nhằm đảm bảo việc phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, xâm hại trẻ em được thực hiện kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, tránh chồng chéo và hạn chế khoảng trống; nâng cao trách nhiệm giải trình của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân trong thực hiện quy trình điều phối và trong từng hoạt động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp, xử lý bạo lực trên cơ sở giới, xâm hại trẻ em. Đồng thời huy động nguồn lực, tập trung giải pháp nhằm phát huy tối đa hiệu quả cung cấp các dịch vụ thiết yếu hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới, trẻ em bị xâm hại.

Sau 2 năm triển khai, theo đánh giá việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành tại Quảng Ninh đã tạo ra căn cứ pháp lý để các cơ quan, đơn vị chức năng và các tổ chức chính trị xã hội vào cuộc và phối hợp chặt chẽ trong quá trình giải quyết các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.

Phụ nữ phát huy vai trò bảo vệ phụ nữ, trẻ em

Theo bà Nguyễn Thị Thủy, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh, thực hiện Quy chế liên ngành này, sau khi một vụ việc bạo lực, xâm hại xảy ra, Hội LHPN tỉnh sẽ có cơ sở chỉ đạo Hội LHPN cấp huyện, cơ sở nắm bắt, xác minh và thông tin ngay cho cơ quan đầu mối tiếp nhận thông tin cùng cấp như Công an, ngành Lao động, Thương binh và xã hội để cùng có biện pháp hỗ trợ, can thiệp, xử lý. Đặc biệt, đối với các trường hợp khẩn cấp bị bạo lực, xâm hại gây tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe, nhân phẩm, cần phải cấp cứu, điều trị và cung cấp ngay hỗ trợ ban đầu (ăn, uống, chỗ ở tạm thời) và cần cách ly/bảo vệ để đảm bảo an toàn, kịp thời, phù hợp và thân thiện… quy chế liên ngành càng phát  huy tác dụng khi các ngành đã có cơ sở để vào cuộc trước rồi sau đó hoàn tất các thủ tục về hành chính sau.

Liên ngành phối hợp phòng, chống bạo lực phụ nữ, trẻ em, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số - ảnh 2
Theo bà Nguyễn Thị Thủy, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh, thực hiện Quy chế liên ngành này, sau khi một vụ việc bạo lực, xâm hại xảy ra, Hội LHPN tỉnh sẽ có cơ sở chỉ đạo Hội LHPN cấp huyện, cơ sở nắm bắt, xác minh và thông tin ngay cho cơ quan đầu mối tiếp nhận thông tin

Trong 02 năm tính từ khi Quy chế được ban hành, liên ngành đã phối hợp giải quyết được 10 trường hợp trẻ bị xâm hại, nghi xâm hại tình dục trẻ em và bạo hành phụ nữ.

Tuy nhiên, từ thực tiễn triển khai, đại diện các Sở, Ban, Ngành tỉnh Quảng Ninh cũng chia sẻ một số khó khăn khi triển khai Quy chế liên ngành như nhân lực của các ngành mỏng, lại kiêm nhiệm nhiều việc nên khó bám sát, đeo đuổi vụ việc. Tương tự, theo bà Nguyễn Thị Thủy, Phó Chủ tịch  Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh, cán bộ Hội phụ nữ ở cơ sở ít, lại nhiều việc, trong khi địa bàn rộng nên còn chậm nắm bắt thông tin. Thực tế, có những vụ việc xảy ra nhưng Hội LHPN tỉnh không được tiếp nhận thông tin, báo cáo trực tiếp từ Hội Phụ nữ cấp huyện, cơ sở mà qua kênh thông tin khác (thông tin báo chí, thông tin từ Trung ương Hội LHPN Việt Nam).

Liên ngành phối hợp phòng, chống bạo lực phụ nữ, trẻ em, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số - ảnh 3
Mô hình "Ngôi nhà Ánh Dương"

Hiện nay, ngoài cơ chế phối hợp liên ngành, tỉnh Quảng Ninh còn đang triển khai mô hình “Ngôi nhà Ánh Dươngthuộc Trung tâm Công tác xã hội và do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Quảng Ninh quản lý. Đến với “Ngôi nhà Ánh Dương”, phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực, xâm hại tình dục sẽ được hỗ trợ toàn diện, miễn phí như được tạm lánh an toàn; chăm sóc y tế ban đầu; được tham vấn và hỗ trợ trị liệu tâm lý; được tiếp cận các dịch vụ tư pháp thiết yếu; trang bị kỹ năng sống; kết nối dạy nghề và tạo việc làm; “Ngôi nhà Ánh Dương” được coi là mô hình “1 điểm – 1 đầu mối” trong cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.