Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025

Nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 4 về đầu tư hạ tầng cơ sở thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, nhiều tỉnh triển khai đầu tư các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, đưa vào sử dụng góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Lý Bôn (Bảo Lâm) là xã có đông đồng bào DTTS sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn khá cao. Ngoài dự án đầu tư xây dựng, cải tạo đường nông thôn, mới đây, Dự án xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung của xóm Phiêng Pẻn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Công trình có tổng mức đầu tư gần 3 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Theo Trưởng Phòng Dân tộc huyện Bảo Lâm Hoàng Văn Thọ, là một trong những huyện khó khăn nhất tỉnh, Bảo Lâm có 100% xã, thị trấn thuộc khu vực III và nhiều xóm đặc biệt khó khăn nên được đầu tư nhiều công trình hạ tầng thiết yếu nhất, tranh thủ thời tiết thuận lợi trong mùa khô, huyện đang nỗ lực chỉ đạo các xã, chủ đầu tư tích cực giải phóng mặt bằng, tập trung nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công những công trình chuyển tiếp từ năm 2022 sẽ hoàn thành trong năm nay và công trình khởi công năm 2023 hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

Thực hiện Dự án 4 về đầu tư hạ tầng cơ sở thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc, toàn tỉnh thực hiện giải ngân thanh quyết toán đối với 80 công trình chuyển tiếp hoàn thành, đồng thời tập trung hoàn thiện hồ sơ đầu tư theo quy định đối với các công trình khởi công mới (lập dự toán, trình thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình...) là 740 công trình (494 công trình chuyển tiếp, 161 công trình khởi công mới, 85 công trình chuẩn bị đầu tư), trong đó, 34 công trình nước sinh hoạt, 543 công trình đường, 80 công trình mương thủy lợi, 10 công trình chợ xã, 10 công trình trạm y tế xã, 3 công trình trường học, 33 nhà văn hóa xóm, sân thể thao, 9 công trình điện sinh hoạt, 18 công trình giao thông kết nối trên địa bàn các xã, bản đặc biệt khó khăn. Khi các công trình đầu tư hạ tầng hoàn thành tại các thôn đặc biệt khó khăn sẽ tạo thuận lợi cho giao thương, phát triển kinh tế, từ đó nâng cao mức sống cho người dân.

Đến nay, tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm được rải nhựa hoặc bê tông đạt 95,16%; tỷ lệ xóm có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa đạt trên 75%; hơn 96% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng đều qua các năm. 100% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình, kết nối thông tin liên lạc hiện đại; 100% xã có điện thoại cố định và di động đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân.

Tỉnh tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn được giao thực hiện chương trình, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn giao. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội vùng DTTS; tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, kết hợp nắm tình hình; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết kiến nghị của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chính sách dân tộc.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, từ năm 2021-2025, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thời gian qua, huyện Sông Mã đã đầu tư hơn 74 tỷ đồng xây dựng 80 công trình và thực hiện duy tu các công trình tại 15 xã khu vực III, 4 bản đặc biệt khó khăn thuộc 3 xã khu vực I. Trong đó, có 15 công trình giao thông, 5 công trình thủy lợi, 46 nhà văn hóa, 7 cây cầu, 6 nhà lớp học và 1 dự án điện nông thôn.

Qua đầu tư xây dựng các công trình dân sinh, đã góp phần nâng tỷ lệ bản có đường giao thông từ xã đến trung tâm bản được cứng hóa đạt gần 55%; 97% số hộ được sử dụng điện lưới an toàn; gần 99% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Những năm gần đây, tỉnh Tuyên Quang đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Trong đó, nhiều công trình hạ tầng giao thông thuộc các dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025 đang được xây dựng, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng thiết yếu, qua đó giúp đồng bào có thêm động lực và điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số - ảnh 1
Những cây cầu giúp người dân đi lại an toàn trong mùa mưa lũ, vận chuyển hàng hóa thuận tiện, dễ dàng (Ảnh: Nguyễn Tùng)

Theo ông Ma Quang Hiếu, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, một trong những dự án thành phần quan trọng được Tuyên Quang khẩn trương triển khai là Dự án 4 “Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Năm 2022, tỉnh đã phân bổ 234 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương là trên 225 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của địa phương), thực hiện đầu tư xây dựng 264 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương, có gần 40% nhân khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt có những thôn có 100% là đồng bào dân tộc thiểu số. Tháng 4/2023, công trình cầu Đồng Chùa được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí 1,1 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Hợp Hòa cho biết, cầu Đồng Chùa là một trong 7 công trình theo Dự án 4 giai đoạn 2021 - 2025. Ngoài công trình này, 2 công trình khác là cầu tràn liên hợp thôn Thanh Sơn, tràn liên hợp thôn Đồng Báo đã được giải phóng mặt bằng, chuẩn bị thi công. Bà con ở các thôn phấn khởi. Nhiều hộ tự nguyện hiến đất nhanh chóng giải phóng mặt bằng để cây cầu được thi công theo đúng kế hoạch.

Cũng tại huyện Sơn Dương, công trình cải tạo, nâng cấp hồ thủy lợi thôn Đồng Min, xã Bình Yên, đầu tư gần 2,8 tỷ đồng từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang được đầu tư xây dựng. Ông Vương Ngọc Vản, Chủ tịch UBND xã Bình Yên cho biết, công trình cải tạo, nâng cấp hồ thủy lợi thôn Đồng Min khởi công tháng 4/2023; có 2 hạng mục kè thân đập và nạo vét lòng hồ. Sau khi hoàn thiện và đưa vào sử dụng, công trình phục vụ tưới 2 vụ/năm cho trên 25 ha đất nông nghiệp và phục vụ phát triển du lịch tại xã.

Tin cùng chuyên mục

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

(PNTĐ) - Vừa qua, tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Lễ khánh thành và trao tặng nhà lớp học điểm Trường Mầm non Minh Thắng, xã Việt Vinh. Đây là công trình điểm trường vùng cao được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tài trợ 400 triệu đồng kinh phí để xây dựng.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".