Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nét văn hóa đan lát của người Dao Yến Dương

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025), người Dao Quế Lâm ở xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) lưu giữ nghề đan lát truyền thống, tạo nên những sản phẩm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất luôn được cấp ủy, chính quyền và nhân dân nơi đây chú trọng quan tâm.

Ở xã Yến Dương (Ba Bể), người Dao Quế Lâm sinh sống chủ yếu ở hai thôn vùng cao Nà Pài và Phiêng Phàng. Nơi đây, người dân vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghề đan lát truyền thống. Theo người dân ở đây, nghề đan lát truyền thống có từ lâu đời và vẫn được duy trì, lưu giữ đến tận hôm nay, tạo nên nét đặc sắc riêng biệt.

Năm nay 72 tuổi, nhưng ông Triệu Hữu Vượng, người Dao ở thôn Nà Pài đã gắn bó với nghề đan lát truyền thống đến nay được hơn 30 năm. Với đôi bàn tay khéo léo, ông đã tạo nên nhiều sản phẩm đặc sắc, bền chắc phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và trở thành hàng hóa khi được nhiều người tiêu dùng đặt hàng.

Ông chia sẻ: Nguyên liệu chính dùng để đan lát là các cây trúc, vầu, mai. Tuy nhiên, khi dùng nguyên liệu là cây trúc thì sản phẩm làm ra có màu sáng, đẹp, vì vậy các hộ đan lát ở Nà Pài vẫn ưu tiên dùng cây trúc làm nguyên liệu. Khi chọn trúc phải chú ý chọn những cây thẳng đều, dài, không bị gãy hay bị sâu… để khi đan không phải chắp nối nhiều đoạn, sản phẩm làm ra cũng đẹp hơn.

Nét văn hóa đan lát của người Dao Yến Dương - ảnh 1
Nghề đan lát ở thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương

Sau khi chọn được nguyên liệu đủ tiêu chuẩn, cắt trúc thành từng đoạn theo từng sản phẩm đan, tiếp đến là chẻ, chuốt nan. Chẻ nan mỏng hay dày tùy thuộc vào từng sản phẩm đan. Những người làm nghề đan lát ở đây đều chú trọng đến việc chuốt nan sao cho có độ nhẵn, đều, để khi đan các nan khít vào nhau và không tạo ra khe hở thì sản phẩm mới bền đẹp.

Hiện nay ở Phiêng Phàng và Nà Pài chỉ còn khoảng 6 hộ là lưu giữ được nghề đan lát thủ công truyền thống của người Dao Quế Lâm. Trong các sản phẩm đan lát của người Dao nơi đây, tiêu biểu nhất là đan mẹt, dần, sàng, gùi. Để hoàn thiện một sản phẩm phải mất 1 đến 2 ngày, sau khi hoàn thiện sản phẩm được cất trên gác bếp để hun khói để tránh mối mọt, giúp đồ bền hơn.

Ông Vượng cho biết thêm, đan lát đòi hỏi đôi tay khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ, tùy vào từng loại sản phẩm mà sử dụng các kỹ thuật đan và hoa văn đan khác nhau. Mỗi một sản phẩm khi hoàn thiện đều thể hiện tình cảm, nét văn hóa trong đời sống sinh hoạt, sản xuất của người Dao Quế Lâm.

Nét văn hóa đan lát của người Dao Yến Dương - ảnh 2
Đan lát - nét văn hóa của người Dao Yến Dương

Thực hiện Dự án 6, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025), để phát huy những giá trị văn hóa của người dân ở Phiêng Phàng và Nà Pài, HTX Yến Dương đã tập hợp những người có tay nghề đan lát để thành lập tổ đan lát thủ công truyền thống. Đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng của huyện mở lớp dạy nghề đan lát các sản phẩm rổ, rá, mẹt, gùi…để nâng cao độ tinh xảo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đưa sản phẩm phát triển theo hướng hàng hóa. 

Chị Ma Thị Ninh, Giám đốc HTX Yến Dương cho biết: Cùng với phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, HTX đã quan tâm đến việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Vì vậy, hiện nay HTX đã thành lập được các tổ, nhóm đan lát thủ công mỹ nghệ và nghề thêu trang phục của người Dao Quế Lâm tại thôn Nà Pài, Phiêng Phàng. HTX cũng đã phối hợp tập huấn, dạy nghề cho các hộ để nâng cao độ tinh xảo của sản phẩm, đồng thời thu mua sản phẩm cho bà con.

Hiện nay, nghề đan lát truyền thống ở Nà Pài và Phiêng Phàng chủ yếu là do người lớn tuổi duy trì. Trước nhịp sống hiện đại, lớp trẻ đã không còn hứng thú với nghề vì có thể mua các vật dụng bằng nhựa hay inox…ở chợ vừa rẻ vừa đẹp. Dù vậy, đan lát luôn là niềm tự hào, là nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông để lại, gắn bó lâu đời với người Dao Quế Lâm nơi đây. Việc lưu giữ và duy trì nghề truyền thống này trong nhịp sống hiện đại ngày nay thật đáng trân quý

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

(PNTĐ) - Hơn 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Thành phố không ngừng được nâng cao. Cùng với đó, đồng bào các DTTS, chính quyền địa phương đã chủ động, tích cực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình để truyền lại cho thế hệ sau. Đại hội đại biểu các DTTS thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 đã thành công tốt đẹp, qua đó, nhiều kỳ vọng, kiến nghị, đề xuất được đưa ra để tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô trong 5 năm tới.