Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

Nghệ nhân làm chè người dân tộc Tày quyết tâm xây dựng thương hiệu chè Phú Thịnh

TOÁN NGUYỄN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chị Hà Thị Yến (dân tộc Tày) ở xóm Làng Thượng, xã Phú Thịnh, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) hiện đang là chủ nhân của cả 2 sản phẩm OCOP 4 sao trà xanh Bến Xuân và trà tôm nõn Hải Yến. Việc quyết tâm xây dựng thương hiệu chè Phú Thịnh của chị là hoạt động nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm phát triển văn hoá, kinh tế địa phương.

Bằng lòng quyết tâm phát triển văn hoá và kinh tế trên địa bàn huyện nhà, thực hiện tốt  Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chị Hà Thị Hải Yến đã biến sản phầm trà thơm ngon nức tiếng không chỉ ở huyện Đại Từ, mà còn trở thành địa chỉ trà ngon ở tỉnh Thái Nguyên.

Được biết, chị Yến sinh năm 1976, là người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên ở địa phương, cuộc sống kinh tế xoay quanh cây chè.

Mỗi khi nhắc lại về những ngày đầu được biết tới cây chè là mọi hồi ức lại ùa về như chỉ vừa mới diễn ra hôm qua, chị chia sẻ, gia đình có truyền thống làm chè, từ những năm 80 trở về trước là trồng để uống hàng ngày, rồi dần dần mở rộng diện tích để phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, phải đến những năm 90 trở lại đây, sản phẩm chè khô (trà) mới trở thành hàng hóa, bán được có tiền để mua thức ăn, mua gạo, mua quần áo và nhu yếu phẩm cho cả gia đình. Tất cả người dân địa phương đều làm chè theo kinh nghiệm, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm không đồng đều, giá trị không cao và lợi nhuận gần như chỉ là lấy công làm lãi.

W_11.jpg
Chị Hà Thị Yến, người phụ nữ dân tộc Tày góp phần nâng tâm cây chè Phú Thịnh. Ảnh: ĐĐK

Thấu hiểu nỗi khổ của người dân trồng chè, ấp ủ ý tưởng nâng cao giá trị sản phẩm trà, qua đó tăng thu nhập cho người trồng chè Phú Thịnh, đến cuối năm 2018, chị Yến đã tập hợp người thân và người cùng chí hướng thành lập HTX chè Hải Yến. Bên cạnh việc thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn một mục đích rất rõ ràng khác của HTX là liên kết sản xuất theo hướng chè an toàn vệ sinh thực phẩm; đầu tư máy móc và chế biến đúng quy trình kỹ thuật; đầu tư bao bì đảm bảo tiêu chuẩn và mẫu mã đẹp.

Đến nay, sau hơn 5 năm hoạt động, HTX chè Hải Yến đã có 10ha chè được sản xuất theo quy trình VietGAP, cho sản lượng 120 tấn trà búp tươi/năm; liên kết sản xuất với 18 hộ dân của tổ hữu cơ, cùng với hơn 70 thành viên của 3 tổ VietGAP. Sản phẩm trà khô của Hải Yến đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Là một thành viên liên kết của HTX chè Hải Yến, chị Hoàng Thị Thu cho biết: Khi tham gia theo chuỗi sản xuất, trà có giá cao hơn do sản phẩm có thương hiệu, rõ nguồn gốc và được khách hàng tin tưởng, biết đến nhiều hơn. Bản thân gia đình tôi trước năm 2021 sản xuất ít, không có điều kiện phải đi sao chè nhờ. Sau một thời gian liên kết sản xuất đã phát triển nhanh, đến nay đã sắm được 3 tôn củi, 1 tôn điện và 15 máy vò chè tự động.

Được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao, Bến Xuân trở thành thương hiệu trà nổi tiếng thơm ngon của HTX chè Hải Yến, được khách hàng từ Bắc vào Nam đón nhận. Không cần phải nói nhiều đến chất lượng của loại trà đặc sản này, nhưng cái tên Bến Xuân lại khiến cho những người biết đến thương hiệu này không khỏi tò mò.

“Phú Thịnh chúng tôi từ ngày xưa có bến đò tên là Bến Xuân, ngày ngày đưa người và hàng hóa qua sông Công. Con sông Công cũng gắn liền câu chuyện sự tích huyền thoại chàng Công và nàng Cốc, với dòng nước uốn lượn quanh co qua những đồi chè xanh mướt tạo ra thứ trà tuyệt hảo của mảnh đất Đại Từ, Thái Nguyên. Tôi đặt tên là Bến Xuân, nó không chỉ là địa danh, mà ý nghĩa còn là mong muốn sản phẩm chè Phú Thịnh sẽ thuận lợi vươn ra biển lớn, nổi tiếng như “Huyền thoại hồ Núi Cốc”. Đó là những tâm sự rất mộc mạc của nữ giám đốc Hà Thị Yến.

Bằng những nỗ lực của mình, cá nhân chị Hà Thị Yến và HTX chè Hải Yến đã nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp, ngành từ Trung ương tới cơ sở; được UBND tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan chuyên môn chứng nhận là sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu…

Theo chị Yến chia sẻ: “Bằng khen, giấy khen, hay các giải thưởng, chứng nhận rất quan trọng, khẳng định thương hiệu trà Hải Yến đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn để xuất ra thị trường. Có thương hiệu rồi, đi kèm là chất lượng tốt nên được khách hàng tin dùng và thị trường ngày càng mở rộng, là động lực để những người sản xuất chè như chung tôi phấn đấu làm tốt hơn. Tôi mong muốn Phú Thịnh sẽ trở thành vùng chè sạch, chè an toàn, người dân nói không với thuốc bảo vệ thực vật độc hại và phân bón hóa học. HTX chè Hải Yến tiên phong và liên kết với tất cả người làm chè an toàn (VietGAP, hữu cơ). Chỉ như vậy thì giá trị của các sản phẩm chè Phú Thịnh mới từng bước được tăng lên, đem lại lợi nhuận nhiều hơn và nâng cao đời sống cho người dân trồng chè địa phương”.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

(PNTĐ) - Vừa qua, tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Lễ khánh thành và trao tặng nhà lớp học điểm Trường Mầm non Minh Thắng, xã Việt Vinh. Đây là công trình điểm trường vùng cao được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tài trợ 400 triệu đồng kinh phí để xây dựng.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".