Nghệ nhân tâm huyết gìn giữ văn hóa dân tộc Bố Y

Bài và ảnh: Hoàng Tâm
Chia sẻ

(PNTĐ) - Có thể nói, đối với bà con ở thôn Lao Hầu, xã Thanh Bình, huyện Mường Khương (Lào Cai), nghệ nhân ưu tú Lồ Sài Sửu, người dân tộc Bố Y là một kho tàng văn hóa dân tộc sống động, giúp bà con đồng bào dân tộc Bố Y gìn giữ cội nguồn, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Bà Lồ Sài Sửu sinh năm 1963. Từ nhỏ đến lớn, bà Sửu đã được gần gũi với những bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của người Bố Y. Đó là các bài hát ru của mẹ, điệu múa trong các lễ hội, làn điệu giao duyên của các đôi trai gái đi tìm hiểu nhau… được các thế hệ đi trước truyền lại.

Nghệ nhân tâm huyết gìn giữ văn hóa dân tộc Bố Y - ảnh 1
Bà Lồ Sài Sửu truyền dạy các điệu múa, bài hát dân ca cho thế hệ trẻ

Năm 1995, là cán bộ của Hội phụ nữ xã, có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội, giao lưu văn hóa, văn nghệ, bà Sửu bắt đầu sưu tầm những bài ca dao, dân ca của dân tộc Bố Y. Đồng thời, bà cũng sáng tác, đặt lời những bài hát, những điệu múa từ các chất liệu văn hóa truyền thống, phản ánh đời sống văn hóa tinh thần phong phú của người dân tộc Bố Y. Kỳ công hơn nữa, bà còn lồng ghép nội dung tuyên truyền, giáo dục các thế hệ trong thôn bản chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát huy tinh thần đoàn kết cộng đồng, tham gia phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới.

Nghệ nhân tâm huyết gìn giữ văn hóa dân tộc Bố Y - ảnh 2
Nghệ nhân ưu tú Lồ Sài Sửu, người dân tộc Bố Y là một kho tàng văn hóa dân tộc sống động.

Trước nguy cơ ngày càng mai một văn hóa truyền thống, với vốn văn hóa, văn nghệ dân gian của mình, bà Sửu đã thành lập đội văn nghệ thôn gồm 30 thành viên đủ mọi lứa tuổi. Mọi người cùng nhau học hát, học múa và tham gia các hoạt động văn hóa để lưu giữ văn hóa của cha ông để lại. Hiện nay bà Lồ Lài Sửu có thể hát được khoảng 60 bài bài hát dân ca Bố Y phổ thông nhất như: Hát núi, hát hoa, hát với cô tiên, hát mở con mương, hát cảm tạ trâu thần, hát giao duyên 12 tháng (gồm 12 bài). Bà cũng sáng tác được khoảng 15 bài hát như: Bài hát múa mừng Đảng, bài hát múa mừng ông trăng, bài hát múa đoàn kết dân tộc, bài hát múa trò chơi cờ, trò đan chân, bài hát trồng cây thuốc thơm, bài hát nhớ ơn Đảng và Bác Hồ…Nhờ sự tâm huyết của bà Sửu, đến nay những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Bố Y đã được khôi phục. Bà Sửu chia sẻ: “Văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc Bố Y rất phong phú và sâu sắc, đó là bản sắc, là niềm tự hào của chúng tôi. Tôi rất lo lắng nếu một ngày kia thế hệ già mất đi sẽ mang theo cả “kho báu” của người Bố Y xuống lòng đất, và cháu con chẳng biết gì về văn hóa của cha ông mình. Những suy nghĩ trăn trở đó đã thôi thúc tôi phải truyền dạy lại các nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình cho thế hệ trẻ, để vẻ đẹp của văn hóa dân tộc Bố Y mãi trường tồn với thời gian”.

Không chỉ truyền dạy các điệu múa, bài hát dân ca cho thế hệ trẻ, bà Sửu còn hướng dẫn bà con các công đoạn dệt may nên những bộ trang phục đẹp đẽ của dân tộc mình. Bà vận động bà con trong thôn thường xuyên sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc Bố Y để giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của bà con.

Nghệ nhân tâm huyết gìn giữ văn hóa dân tộc Bố Y - ảnh 3
Bà vận động bà con trong thôn thường xuyên sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc Bố Y để giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Theo bà Tráng Minh Hoa, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Bình, huyện Mường Khương ( Lào Cai),  nghệ nhân Lồ Sài Sửu đã có rất nhiều công lao trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào Bố Y. Với tâm huyết và sự sáng tạo của mình, bà Sửu đã biến những chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo tồn văn hóa dân tộc thành hiện thực như thành lập những đội văn nghệ, truyền dạy văn hóa cho lớp trẻ… góp phần đưa những sắc thái riêng của dân tộc Bố Y cùng hòa chung nhịp điệu với các dân tộc khác, tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Với những đóng góp của mình trong sự nghiệp bảo tồn văn hóa dân tộc, bà Lồ Sài Sửu đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; được tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc và Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian. Bà vinh dự được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.