Những cái Tết mang đậm giá trị truyền thống bản sắc dân tộc

MINH DƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nếu như Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên Tiêu, Tết Thượng Nguyên; Rằm tháng Bảy gọi là Lễ xá tội vong nhân hay Tết Trung Nguyên thì Rằm tháng Mười được gọi là Tết Cơm mới hay Tết Hạ Nguyên.

Trong dòng chảy văn hoá của một dân tộc, không có nơi nào phát triển và giữ gìn được văn hoá dựa trên những ảnh hưởng du nhập mà phải dựa trên chính những phong tục tập quán truyền thống bản địa. Đất nước Việt Nam ta cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Có thể nói rằng, quá trình phát triển và xây dựng đất nước luôn có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành phong tục tập quán. Những phong tục này được hình thành trong nếp sống xã hội gắn liền với bối cảnh lịch sử thời đại. Chính vì thế mà chúng ta có mới những khái niệm về tập tục này lạc hậu hay lỗi thời. Hay nói cách khác, phong tục của mỗi thời kỳ lịch sử là chuẩn mực của xã hội lúc đó. Tiếp đến cái nhìn của hậu nhân là duy trì, phát triển và bảo tồn những giá trị nhân văn trong các phong tục ấy để giữ vững được đặc trưng bản sắc văn hoá dân tộc.

Những cái Tết mang đậm giá trị truyền thống bản sắc dân tộc - ảnh 1
Tết Cơm mới thường được thực hiện sau mùa vụ đã gặt xong.

Trong một năm, người Việt ta đón nhiều cái Tết, chẳng hạn Tết Nguyên đán đón năm mới, Tết Đoan ngọ giết sâu bọ, Tết Trung Nguyên vào Rằm tháng Bảy (ở ta thường gọi là Lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ hoặc Lễ xá tội vong nhân), Tết Ông Công Ông Táo vào 23 tháng Chạp,... Riêng Rằm tháng Giêng dân ta cũng làm mâm cúng gia tiên tươm tất nhưng cũng không ăn to như bên nước bạn, chẳng hạn Trung Quốc đón Tết Nguyên Tiêu (Tết Trạng Nguyên) vào Rằm tháng Giêng. Tết này là do xưa kia vua cho vời các ông Trạng nguyên vào vườn thượng uyển để ngắm cảnh, ngâm thơ.

Đến Rằm tháng Mười, dân ta lại đón một cái Tết rất ý nghĩa, gọi là Tết Cơm mới, hay có tên khác là Tết Hạ Nguyên. Đây là khoảng thời gian dành để tạ ơn sự đủ đầy, những tập tục trong Tết Cơm mới rất phổ biến với các đồng bào dân tộc thiểu số. Lễ cúng này được tổ chức hằng năm sau khi kết thúc mùa vụ nhằm tạ ơn trời đất đã cưu mang, bao bọc giúp cư dân có một mùa màng bội thu, no đủ.
Tết Hạ Nguyên (Tết cơm mới) có ý nghĩa gì?
Rằm tháng Mười được gọi là Tết Hạ Nguyên, nhưng Tết này chủ yếu liên quan đến Đạo giáo và được người dân Trung Quốc hưởng ứng. Tết Hạ Nguyên này nằm trong Tam nguyên quan trọng của người Trung Quốc là Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng), Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười).

Còn đối với dân ta, nền văn minh lúa nước thấm đẫm trong văn hoá truyền thống từ những buổi đầu. Bởi vậy, đối với người dân Việt nói chung, người dân tộc thiểu số nói riêng, Tết Cơm mới mang ý nghĩa quan trọng và nhân văn, đánh dấu ước vọng vào một mùa vụ bội thu và năm mới ấm no, hạnh phúc.

Tuỳ vùng khác nhau, mỗi dân tộc, mỗi buôn làng lại có cách đón Tết Cơm mới khác nhau, nhưng tựu trung lại đều gửi gắm sự biết ơn tới Cha Trời, Mẹ Đất đã ưu đãi và ban ơn lành cho cơm gạo đầy đủ, thóc lúa đầy nương, ngô khoai tốt rẫy. Đồng thời, người dân dù vùng cao xuống đồng bằng, từ miền xuôi lên miền ngược, đều mong một mùa vụ mới sẽ sung túc, đủ đầy.

Những cái Tết mang đậm giá trị truyền thống bản sắc dân tộc - ảnh 2

Đón Tết Cơm mới của đồng bào dân tộc

Tết Cơm mới của người M'nông

Người M'nông xa xưa theo tín ngưỡng đa thần. Đối với họ, điều gì thần cũng biết và thần có quyền ban phát may mắn cho người hiền, đồng thời trừng phạt những kẻ không biết đến bổn phận dám xúc phạm đến thần. Người M'nông gắn bó máu thịt với nương rẫy. Nương rẫy là đứa con của rừng, cũng là nguồn sông chính của họ. Chu trình làm rẫy của họ gắn liền với chu trình cúng thần.

Thời điểm đầu tiên người M'nông cúng thần là lúc phát rẫy, dọn rẫy. Lễ cúng thứ hai rơi vào thời điểm chọc lỗ, tra hạt. Lễ cúng thứ ba rơi vào thời điểm lúa đã mọc cao dài chừng một gang tay. Lễ cúng thứ tư rơi vào thòi điểm lúa sang thì con gái. Lễ cúng thứ năm rơi vào thời điểm thu hoạch lúa (khoảng tháng 10 Dương lịch). Sau lễ cúng mừng lúa mới, người M'nông mới bắt đầu thu hoạch lúa.

Những cái Tết mang đậm giá trị truyền thống bản sắc dân tộc - ảnh 3

Tết Cơm mới của người Tà Ôi

Tết mừng cơm mới của người Tà Ôi còn được gọi là Tết A Za. Đồng bào dân tộc Tà Ôi làm lễ mừng cơm mới để tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu, gạo thóc no đủ. Trong ngày lễ này, người Tà Ôi sẽ dùng gạo lúa mới để làm bánh cúng. Một trong số đó là bánh aquat không nhân được gói bằng lá cây chít, hai nửa thuôn dài kẹp vào nhau. Món bánh cổ truyền này tương tự với bánh chưng ở dưới xuôi trong Tết Nguyên đán. Mỗi một dân tộc đều chuẩn bị những mâm lễ theo đặc trưng của mình. Như mâm lễ của người Tà Ôi sẽ có cơm lam nướng ống, cá suối nướng, trứng gà, thủ lợn, bánh nếp, chuột khô hun khói và rượu đoác (lại cây đặc trưng theo vùng). Cũng như Tết Nguyên đán, Tết A Za là dịp người dân trong buôn làng tụ họp, cùng lễ thần linh, uống rượu và trò chuyện về năm đã qua và hướng về năm mới đến.

Trong Tết cơm mới của người Tà Ôi, người chủ trì lễ cúng là già làng cùng các trưởng họ. Nghi thức phóng hoa tre được thực hiện vào các tấm vải. Nếu chúng không rơi xuống là tượng trưng cho mong ước năm mới của buôn làng được thần linh đáp ứng. Và đương nhiên, trong Tết cơm mới này sẽ không thể thiếu được các điệu múa truyền thống cùng tiếng trống và chiêng của dân tộc mình.

Những cái Tết mang đậm giá trị truyền thống bản sắc dân tộc - ảnh 4
Múa hát và chúc tục là phần không thể thiếu trong Tết Cơm mới của các buôn làng.

Tết Cơm mới của người Xơ Đăng

Cũng giống như các dân tộc anh em khác sống trên vùng đất Tây Nguyên, lễ cúng cơm mới là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm được người Xơ Đăng mong chờ. Trước khi ngày lễ diễn ra, các nhà sẽ sửa sang, dọn dẹp nhà cửa trong khi đó già làng sẽ thống nhất ngày tổ chức. Người Xơ Đăng kiêng để thần Lúa nhìn thấy sự bừa bộn trong nhà mình. Đàn ông hay đàn bà trong buôn cũng đều có công việc của riêng mình. Đàn ông bổ củi, mổ trâu thì đàn bà chuẩn bị gùi thiêng, nồi nấu cơm cúng.

Tết Cơm mới sẽ được diễn lần lượt tại mỗi nhà, sau đó đến cả làng. Mỗi nhà sẽ cúng mừng lúa mới tại nhà mình, sau đó cùng với dân làng uống rượu và hát ca. Khi tụ họp tại nhà Rông, các nhà sẽ dâng lên lễ vật trong năm họ làm được, tuỳ tấm lòng thành. Sau khi uống rượu, già làng sẽ đưa mọi người đến từng nhà trong làng gửi lời chúc mùa vụ mới bội thu. Cơm sẽ được vung quanh nhà để ngụ ý một năm mới lúa thóc đầy bồ, cuộc sống dư dả hơn.

Những cái Tết mang đậm giá trị truyền thống bản sắc dân tộc - ảnh 5
Đón Tết Cơm mới, có dân tộc sẽ chỉ thực hiện tại nhà mình, cũng có dân tộc sẽ cùng buôn làng tụ họp tại nhà Rông cúng lễ.

Tết Cơm mới của người Kinh
Đối với người dân ở vùng đồng bằng cũng như các thành phố lớn, Tết Cơm mới trong tâm thức thường là đón một ngày Rằm của tháng. Như những ngày Rằm khác của các tháng, nhiều gia đình sẽ làm mâm cơm dâng lên gia tiên hoặc đĩa hoa quả thật đẹp dâng lên bàn thờ. Mâm cơm cúng này sẽ dùng lúa gạo mới để đồ xôi, làm bánh như bánh nếp, bánh trôi,... Tiếp đó, người dân cũng sẽ đến chùa cầu chúc bình an.

Những cái Tết mang đậm giá trị truyền thống bản sắc dân tộc - ảnh 6
Rằm tháng Mười chẳng thể thiếu được đĩa xôi nếp mới.

Mặc dù không đón Tết Cơm mới, nhưng ai nấy đều mua lúa gạo của mùa mới, người thì mang biếu ông bà, cha mẹ lấy thảo, người thì đơm nhanh đĩa xôi để dâng gia tiên rồi cùng cả nhà thưởng thức.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

(PNTĐ) - Hơn 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Thành phố không ngừng được nâng cao. Cùng với đó, đồng bào các DTTS, chính quyền địa phương đã chủ động, tích cực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình để truyền lại cho thế hệ sau. Đại hội đại biểu các DTTS thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 đã thành công tốt đẹp, qua đó, nhiều kỳ vọng, kiến nghị, đề xuất được đưa ra để tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô trong 5 năm tới.
Chia sẻ kinh nghiệm hay, giải pháp tốt từ các mô hình hiệu quả của Dự án 8

Chia sẻ kinh nghiệm hay, giải pháp tốt từ các mô hình hiệu quả của Dự án 8

(PNTĐ) - Sau 3 năm triển khai thực hiện Dự án 8 giai đoạn 2021-2025, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã hỗ trợ thành lập và duy trì hiệu quả 6 tổ truyền thông cộng đồng, 2 địa chỉ tin cậy, 3 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; thí điểm hỗ trợ 8 mô hình tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ/đồng làm chủ ứng dụng công nghệ; cùng với đó là các hoạt động truyền thông, đối thoại chính sách