Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhiều năm qua, nhằm hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc theo Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, thạc sĩ Phạm Thanh Nga, giảng viên khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã triển khai hoạt động quyên góp sách giáo khoa cũ để gửi tặng học sinh vùng cao, học sinh dân tộc thiểu số.

Nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số - ảnh 1
Cô giáo Phạm Thanh Nga (Ảnh: T.N)

Hoạt động tặng sách của cô Nga bắt đầu từ sáng kiến kết nối tình nguyện viên quốc tế để tổ chức các câu lạc bộ tiếng Anh , kỹ năng sống… miễn phí cho trẻ em, đặc biệt là các trẻ khó khăn. Cô còn biến ngôi nhà của mình trở thành thư viện cộng đồng, nơi các trẻ yêu sách có thể tới đọc, mượn sách về nhà không phải trả phí. Một số phụ huynh học sinh khi đưa con tới sinh hoạt tại câu lạc bộ đã mang theo sách, truyện cũ để góp vào thư viện như một sự tiếp sức cho những đóng góp của cô với cộng đồng.

Nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số - ảnh 2
Các bạn nhỏ đang soạn sách để gửi tặng trẻ vùng cao, trẻ dân tộc thiểu số (Ảnh: T.N)

Việc làm ấy đã khiến cô Nga nảy ra ý tưởng, tại sao mình không đứng ra quyên góp sách, truyện cũ để tặng cho những nơi cần. Cô Nga đặc biệt quan tâm tới các em nhỏ ở vùng cao, trẻ em dân tộc nơi có điều kiện sống còn nhiều khó khăn. Các em ít có điều kiện để mua sách cũng như có nguồn sách hay để đọc. Và thế là cô Nga đã dán thông báo trước cửa nhà để bất kỳ ai có sách, truyện cũ muốn tặng lại đều có thể mang tới. Ngay trong năm đầu tiên, có khoảng gần 100 bạn nhỏ đã góp sách cùng cô.

Nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số - ảnh 3
Ảnh: T.N

Từ đó, đều đặn hàng năm, cô Nga đều tổ chức hoạt động quyên góp sách. Đến nay, không ít phụ huynh học sinh, giáo viên… đã quen ngôi nhà của cô Nga là địa điểm chuyên nhận sách, truyện. Trước khi được chuyển lên vùng cao, sách đều được cô Nga và một số phụ huynh, học sinh hỗ trợ giúp kiểm tra, chọn lọc cẩn thận. Cuốn sách nào bị rách trang, long bìa được dán lại cẩn thận để thể hiện tình cảm, sự trân trọng của người gửi tặng sách.

Điều khiến cô Nga cảm động là có phụ huynh, trước khi đem tặng, nếu bộ sách giáo khoa cũ không may bị thiếu quyển nào còn cẩn thận mua bù cuốn sách mới. Có cô giáo, không chỉ tích cực thu gom sách giáo khoa cũ từ các học sinh trong lớp mà sau đó còn tự bỏ tiền mua thêm một số bộ sách giáo khoa mới để gửi cùng… Tất cả những điều đó khiến cô càng có thêm động lực để thực hiện thật tốt, hiệu quả chương trình. Để động viên, biểu dương các học sinh có ý thức giữ gìn sách giáo khoa tốt, cô Nga đã tự tay chuẩn bị một số phần quà là các cuốn sách dạy kỹ năng sống, sách hạt giống tâm hồn… để nhờ các cô giáo gửi tặng các bạn học sinh.

Một số địa điểm cô Nga đã cùng các bạn nhỏ trực tiếp tham gia chuyến xe chở sách đến tặng một số trường học ở xã Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái… Cô Nga mong muốn, hoạt động quyên góp, tặng sách sẽ càng ngày càng lan tỏa. Nếu có thêm nhiều người, nhiều gia đình, nhiều nhà trường cùng đứng ra quyên góp sách thì cũng có thêm nhiều học sinh vùng cao, học sinh dân tộc thiểu số sẽ có nhiều điều kiện để tiếp cận với nguồn tri thức mới.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

(PNTĐ) - Với mong muốn cải thiện điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ các em nhỏ có bữa ăn đầy đủ và ấm áp hơn, một nhà ăn mới cùng các trang thiết bị cần thiết cho trường học đã được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trao tặng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú - THCS Sủng Máng, huyện Mèo Vạc.
Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.