Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

Nỗ lực thực hiện tốt Dự án 3 Chương trình MTQG 1719

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thời gian qua, nhiều địa phương đã thực hiện tốt Dự án 3 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Qua đó mang hiệu quả kinh tế cho đồng bào dân tộc.

Tỉnh Quảng Nam có hơn nửa triệu ha rừng tự nhiên và là 1 trong 8 vùng dược liệu lớn nhất nước. Nhiều năm qua, tỉnh này tập trung phát triển dược liệu dưới tán rừng. Đây là một trong những giải pháp căn cơ để phát triển kinh tế khu vực miền núi phía Tây Quảng Nam. Các địa phương miền núi tỉnh Quảng Nam đã lồng ghép có hiệu quả nguồn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trong đó, chủ yếu là nguồn kinh phí từ Dự án 3: “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị”. Nguồn đầu tư này đã hỗ trợ các huyện miền núi khai thác tiềm năng lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Khi triển khai Dự án 3 về “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị”, chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ phát triển sản xuất. Phương án hỗ trợ trực tiếp theo nhóm hộ và được giao về cho một hộ làm đầu mối. Đại diện nhóm hộ sẽ tổ chức sản xuất, các hộ cùng tham gia. Cách “trao cần câu cơm” này nhằm mục đích giúp người dân sử dụng nguồn vốn hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định, từng bước hình thành chuỗi sản xuất hàng hoá tập trung.

Là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong năm 2023, huyện Yên Thủy, Hòa Bình đã tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Trong đó phải kể đến dự án liên kết sản xuất ớt quy mô trên 30 ha tại các xã: Bảo Hiệu, Đa Phúc, Ngọc Lương, Yên Trị, Đoàn Kết; chuỗi dược liệu cà gai leo quy mô 20 ha của Hợp tác xã nông lâm nghiệp Bảo Hiệu tại xã Đa Phúc và xã Bảo Hiệu.

Ngoài ra, thông qua nguồn vốn chương trình, huyện đã hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp kinh doanh 6 mô hình khởi nghiệp, gồm lươn thương phẩm, nuôi dúi, đồ gỗ dân dụng, sản xuất chanh leo, nuôi lợn bản địa tại các xã vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Nỗ lực thực hiện tốt Dự án 3 Chương trình MTQG 1719 - ảnh 1
Bộ Tài chính đề xuất cơ chế tài chính nâng cao chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc. Ảnh: TL.

Theo lãnh đạo UBND huyện Yên Thủy, trước khi triển khai huyện đã khảo sát, rà soát các mô hình sản xuất trên địa bàn, xây dựng mô hình dựa trên tiềm năng, thế mạnh của huyện. Trong quá trình hỗ trợ, huyện chú trọng công tác tập huấn, nâng cao trình độ sản xuất, trình độ quản lý cho người dân về xây dựng các chuỗi sản phẩm.

Mặc dù đã mang lại hiệu quả thiết thực, tuy nhiên, nguồn vốn hỗ trợ phát triển rừng chưa triển khai được nhiều do còn những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ trong việc thiếu thống nhất về cơ chế thực hiện khoán bảo vệ rừng đặc dụng trên địa bàn xã khu vực II, khu vực III giữa Thông tư số 15/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính và Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT của  Bộ NN&PTNT; vướng mắc về quy định vùng trồng dược liệu quý phải có tối thiểu 210 ha…

Để hoàn thành mục tiêu xây dựng 565 dự án, mô hình sinh kế phát triển sản xuất (gồm cả các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị) phù hợp với từng địa phương để khai thác tiềm năng, lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm, nâng cao thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn.

Nguyên nhân do xuất phát điểm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh thấp, địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, diện tích đất sản xuất ít, chất lượng nguồn nhân lực thấp; khó khăn trong việc thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã đến đầu tư, kinh doanh; cơ sở hạ tầng thấp kém, thiếu việc làm... Đồng thời cơ chế thực hiện còn có nhiều vướng mắc, chưa đồng bộ giữa các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Phó Trưởng phòng Chính sách, Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Từ thực tế nhiệm vụ, thời gian tới, phòng tham mưu cho Ban Dân tộc thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tìm kiếm, hợp tác với nhà đầu tư có năng lực để triển khai liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ.

Triển khai ứng dụng các đề tài nghiên cứu, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đặc biệt chú trọng việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong các dự án sản xuất theo chuỗi giá trị, các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa gắn với điều kiện cụ thể của từng địa phương; tiếp tục nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích thành lập và phát triển các hợp tác xã, mô hình khởi nghiệp tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Năm 2023, tỉnh Cao Bằng được giao hơn 2.095 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó tỉnh đã dành gần 567 tỷ đồng để thực hiện Dự án 3: “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị”, gồm 2 tiểu dự án: (1) Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân; (2) Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trước mắt, tỉnh Cao Bằng đang tập trung nguồn lực để đẩy mạnh thực hiện tiểu dự án số 2, vì đây là nội dung có thể gắn với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Hiện nay, tỉnh Cao Bằng đã thẩm định được 8 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm: Dự án cây Ớt tại 2 huyện Hà Quảng, Hoà An; dự án cây Ngô sinh khối tại 2 huyện Quảng Hoà, Thạch An; dự án cây Lê, Dự án cây Thuốc lá, dự án cây Hồi, Quế ở huyện Trùng Khánh; dự án cây Gừng trâu, dự án cây Gai xanh ở huyện Hạ Lang; dự án cây Hồi, Quế ở huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm.

Riêng đối với vùng trồng dược liệu quý, hiện nay, UBND tỉnh Cao Bằng đang tiếp tục phối hợp với Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền và Viện Dược liệu (thuộc Bộ Y tế) khẩn trương hoàn thiện kế hoạch phát triển dược liệu trên địa bàn huyện Nguyên Bình để làm căn cứ xây dựng thông báo lựa chọn chủ trì liên kết triển khai thực hiện Chương trình phát triển cây dược liệu theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

(PNTĐ) - Với mong muốn cải thiện điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ các em nhỏ có bữa ăn đầy đủ và ấm áp hơn, một nhà ăn mới cùng các trang thiết bị cần thiết cho trường học đã được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trao tặng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú - THCS Sủng Máng, huyện Mèo Vạc.
Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.