Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thái Nguyên: Phát huy vai trò của tổ chức Hội trong triển khai Dự án 8

THANH NGUYỄN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thái Nguyên là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước đã ban hành cơ chế chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành và thành lập Ban Điều hành thực hiện Dự án 8 cấp tỉnh “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Theo Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên Phạm Thị Thu Thủy, thời gian qua, bám sát chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam và các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên như: Quyết định số 1423/QĐ-UBND ngày 27/6/2022 về việc giao kế hoạch vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 tỉnh Thái Nguyên; Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Thái Nguyên về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 30/9/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, năm 2022; sự quan tâm phối hợp của Ban Dân tộc tỉnh và các ngành liên quan, Hội LHPN tỉnh đã chủ động ban hành văn bản xin ý kiến 02 lần các ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện về Kế hoạch thực hiện Dự án 8, giai đoạn I: 2021 - 2025, tỉnh Thái Nguyên và tham mưu cho UBND tinh ký ban hành Kế hoạch.

Để hình thành cơ chế chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện Dự án 8 tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã tích mời các ngành liên quan và UBND các huyện tham gia Ban Điều hành thực hiện Dự án 8 cấp tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025, đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban Điều hành thực hiện Dự án 8 tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021 - 2025 do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban, đồng chí Chủ tịch Hội LHPN tỉnh là Phổ Trưởng Ban Thường trực, các ban, ngành và UBND các huyện tham gia là thành viên. Cùng với đó, để giúp việc cho Ban Điều hành Dự án 8, Hội LHPN tỉnh đã thành lập tổ công tác của cơ quan Hội tham mưu thực hiện Dự án 8 gồm 12 đồng chí, do đồng chí Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm Tổ trưởng và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Theo đó, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh xây dựng 12 chỉ tiêu cốt lõi và nhiều hoạt động can thiệp, tập trung vào 04 nội dung chính của Dự án và giao cho các ban chuyên môn Hội LHPN tỉnh đảm nhận và chủ trì tham mưu cụ thể từng nội dung.

Thái Nguyên: Phát huy vai trò của tổ chức Hội trong triển khai Dự án 8 - ảnh 1
Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên tập huấn trang bị kiến thức bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép giới trong cộng đồng. Ảnh HPN

Với vai trò là cơ quan chủ trì, Hội LHPN tỉnh đã tích cực, chủ động xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Dự án: Xây dựng kế hoạch giai đoạn và kế hoạch năm tới các ban ngành và địa phương, đồng thời xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu để các cấp Hội phấn đấu đạt được trong giai đoạn và năm 2022; đề xuất danh mục, đối tượng, nội dung, thời gian và kinh phí thực hiện phù hợp kế hoạch vốn Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương... Tại các huyện, đã giao cho Hội LHPN huyện chủ trì tham mưu thực hiện Dự án 8, đến nay UBND các huyện đã ban hành Kế hoạch thực hiện Dự án 8, giai đoạn I: 2021 - 2025 và cấp kinh phí hoạt động năm 2022.

Hội LHPN từ tỉnh đến huyện đã chủ động phối hợp với các ban, sở, ngành liên quan cùng cấp hỗ trợ nghiệp vụ, kỹ thuật cho Hội LHPN triển khai các mô hình, hoạt động Dự án 8 liên quan đến chuyên môn của ngành, cụ thể: Phối hợp triển khai mô hình Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" trong các trường THCS và phối hợp thực hiện lồng ghép giới trong các chương trình bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên các bậc học giáo dục phổ thông; Hỗ trợ kỹ thuật triển khai các hoạt động nâng cao năng lực, truyền thông thực hiện bình đẳng giới và vận động lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình phát triển kinh tế xã hội; Hỗ trợ triển khai mô hình "Địa chỉ tin cậy cộng đồng" và các hoạt động hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em, truyền thông xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trên kênh truyền thông; Hỗ trợ ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất... "Tùy điều kiện của từng địa phương, các huyện chủ động tổ chức các lớp tập huấn cho xã, thôn theo nội dung hoạt động của dự án, chủ động xây dựng các mô hình trên địa bàn huyện theo chi tiêu đăng ký giai đoạn và hàng năm; trực tiếp giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn Hội Phụ nữ xã thực hiện", bà Phạm Thị Thu Thủy nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, để triển khai thực hiện các nội dung hoạt động của Dự án 8 đạt kết quả cao hơn, bà Phạm Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên cho biết: Hội LHPN tỉnh đề nghị Trung ương Hội LHPN Việt Nam, các bộ, ban, ngành liên quan và Ban Điều hành thực hiện Dự án 8 các cấp tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện về mọi mặt để tổ chức Hội nâng cao hiệu quả các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi; nhân rộng các mô hình nhằm thu hút sự hưởng ứng tự nguyện cũng như nhu cầu tự thân của mỗi chị em phụ nữ giúp đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số và người dân tại khu vực miền núi; tiếp tục bố trí nguồn lực để các cấp Hội tổ chức các hoạt động thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (06 huyện, 03 thành phố; trong đó có 04 huyện miền núi, 01 huyện vùng cao); 178 xã, phường, thị trấn, trong đó 62 xã, thị trấn thuộc vùng an toàn khu. Vùng dân tộc miền núi có 110 xã, thị trấn, với tổng số 1.336 xóm, bản, dân số hơn 660 nghìn người chiếm gần 59% dân số toàn tỉnh, được phân định thành 3 khu vực (I, II, III) theo trình độ phát triển (trong đó có 83 xã, thị trấn thuộc khu vực I; 12 xã, thị trấn thuộc khu vực II và 15 xã thuộc khu vực III được công nhận theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ) và 142 thôn đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban dân tộc).

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.