Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phát triển kinh tế tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Góp phần thực hiện mục tiêu Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 14/10/2021 Phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, ngày 21/12/2023 Lễ Vinh danh Vì sự phát triển Dược liệu Việt gắn với phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã diễn ra tại Hà Nội.

Để khuyến khích, động viên các hộ gia đình, hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp có thành tích nuôi trồng, bảo tồn, hình thành được chuỗi liên kết trong phát triển dược liệu; từ đó phát triển các sản phẩm góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân; đem lại cuộc sống ấm no cho bà con tại các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần thực hiện mục tiêu Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 14/10/2021 Phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025. Qua đó tuyên truyền, nâng cao kiến thức, cổ vũ và lan tỏa ý nghĩa xã hội của các dự án phát triển vùng trồng dược liệu, đặc biệt là các loài dược liệu quý hiếm, phát huy tinh hoa và giá trị y dược cổ truyền Việt Nam.

Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình từ các hợp tác xã, hộ gia đình, các doanh nghiệp phát triển vùng trồng dược liệu gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian qua.

Phát triển kinh tế tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - ảnh 1
Lễ vinh danh để khuyến khích, động viên các hộ gia đình, hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp có thành tích nuôi trồng, bảo tồn, hình thành được chuỗi liên kết trong phát triển dược liệu

 Lễ Vinh danh “Vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” là cơ hội để hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp tại các vùng trồng dược liệu, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhìn lại hành trình bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng dược liệu trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho người Việt.

Từ năm 2019 bắt đầu chuyển sang trồng cây Tam thất và cây Thất diệp nhất chi hoa. Hiện nay nhờ trồng cây dược liệu, hộ gia đình Sùng Seo Thìn đã xây được nhà mới khang trang, mua được ô tô tải để chở dược liệu thu hái được. Trong những năm tới Gia đình Sùng Seo Thìn sẽ nhân rộng vùng dược liệu.

Với diện tích 1ha trồng cây Thất diệp nhất chi hoa và 0.5ha trồng cây Sâm Lai Châu. Đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông Lù A Chu. Trong tương lai gia đình sẽ nhân rộng thêm diện tích trồng cây dược liệu. Nhờ có các dự án của HTX đem lại mà cuộc sống kinh tế của gia đình ông Lù A Chu được thay đổi tốt lên từng ngày.

Nhờ mô hình theo chuỗi liên kết và phát triển dược liệu của công ty dược liệu Pù Mát, gia đình ông Phan Đình Thuận đã chuyển qua trồng cây thảo dược Cà gai leo. Ngoài tập trung chăm sóc, gia đình ông Phan Đình Thuận tiếp tục mở rộng quy mô diện tích, trồng thêm thảo dược mới; vận động thêm các gia đình có diện tích vùng đồi kém phát triển để đầu tư phát triển diện tích.

Doanh nghiệp được coi là cầu nối giữa người nông dân với thị trường. Từ những vùng nuôi trồng, sơ chế, bảo quản dược liệu lớn, các dự án của các doanh nghiệp dược trong nước liên tục được mở rộng, nâng công suất, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi, đồng thời giúp dược liệu Việt Nam có điều kiện tiến mạnh ra thế giới. 15 doanh nghiệp tiêu biểu đã được vinh danh.Đó là một phần đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp dược liệu Việt.

Công ty Cổ Phần Traphaco hiện có 3 vùng trồng cây thuốc Actiso, Bìm bìm biếc và Đinh lăng với tổng diện tích đạt GACP là 130 ha. Là một trong những doanh nghiệp xây dựng được mô hình kinh doanh bao trùm thành công, phát triển những vùng dược liệu sạch chuẩn quốc tế GACP-WHO và góp phần tạo sinh kế cho người dân tộc thiểu số tại Lào Cai.

Là thương hiệu quốc gia về các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược tự nhiên ở Việt Nam, an toàn, tiện dụng, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Công ty Cổ phần Nam Dược hiện là một trong những công ty dược có diện tích lớn các vùng trồng đạt chuẩn GACP-WHO như cát cánh, dây thìa canh,… góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp từ quảng canh sang thâm canh gắn với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Các hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp tiêu biểu đã được vinh danh trong chương trình ngày hôm nay, hi vọng rằng trong tương lai ngành dược liệu của chúng ta sẽ ngày càng tươi sáng hơn, với những khát vọng, những ước mơ lớn về một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.