Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phụ nữ dân tộc Bảo Yên vươn lên làm giàu từ Chương trình mục tiêu quốc gia

TÔ DUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, từ hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn, được hỗ trợ kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, rất nhiều hộ gia đình do phụ nữ dân tộc làm chủ ở huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã có cuộc sống thay đổi.

Gia đình chị Vũ Thị Minh Tiềm, thôn Lị 1,2 xã Cam Cọn hiện là một trong những hộ chăn nuôi giỏi của địa phương. Khu chăn nuôi của gia đình được xây dựng kiên cố. Trong chuồng luôn có hàng chục con lợn thịt và lợn nái. Để chăm sóc tốt nhất cho đàn lợn, chị lắp hệ thống quạt, nước mát đến tận từng ngăn. Bên cạnh đó, để đa dạng nguồn thu, gia đình chị Tiềm còn nuôi trâu thịt, gà đồi. Mỗi năm từ các nguồn chăn nuôi, chị Tiềm thu hơn trăm triệu đồng.

Phụ nữ dân tộc Bảo Yên vươn lên làm giàu từ Chương trình mục tiêu quốc gia - ảnh 1

Vũ Thị Minh Tiềm, thôn Lị 1,2 xã Cam Cọn (giữa ảnh) phát triển chăn nuôi nhờ nguồn vốn của Chương trình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp - Ảnh: Tô Dung

Chị Tiềm cho biết: “Trước đây, gia đình mình rất khó khăn, chăn nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu chỉ để phục vụ gia đình. Qua các chương trình tập huấn chăn nuôi, phát triển kinh tế của hội phụ nữ các cấp, đặc biệt là được vay vốn sản xuất theo kênh của phụ nữ, gia đình mình đã mở rộng sản xuất. Được mùa, được giá qua các năm, giờ gia đình mình đã tự chủ hoàn toàn về đồng vốn để có thể mở rộng sản xuất và trang trải cuộc sống gia đình”.

Mô hình phát triển kinh tế của gia đình chị Tiềm chỉ là một trong số hàng trăm hộ gia đình ở huyện Bảo Yên do phụ nữ làm chủ, từ hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn, được hỗ trợ kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh đã có cuộc sống ấm no, phát triển trên chính mảnh đất quê hương. Đó chính là kết quả của Chương trình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp do các cấp hội tích cự triển khai.

Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch tổ chức các hoạt động thuộc Đề án 939 giai đoạn 2018-2025 của UBND huyện, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành liên quan và UBND các xã,thị trấn tạo điều kiện cho Hội phụ nữ tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án.

Trong đó, Hội tăng cường các giải pháp hỗ trợ duy trì bền vững các mô hình phát triển kinh tế đã có, chỉ đạo xây dựng, nhân rộng các mô hình mới, cách làm hay để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế.

Bà Ngô Hồng Thắm, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên khẳng định: "Khâu đột phá trong nhiệm kỳ của Hội đề ra là thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Theo đó, 17/17 cơ sở đã khảo sát, đăng ký giúp hội viên, phụ nữ khởi sự kinh doanh gửi về huyện. Hằng năm, Hội Phụ nữ huyện giao chỉ tiêu Nghị quyết trong năm, trong đó có chỉ tiêu giao về giúp đỡ phụ nữ khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh tới từng cơ sở; đồng thời, đề xuất với UBND huyện bố trí nguồn ngân sách địa phương cho hội viên có ý tưởng khởi nghiệp vay vốn phát triển kinh tế. Chúng tôi đã chỉ đạo các cơ sở Hội tổ chức tuyên truyền, tư vấn cho hội viên phụ nữ có các ý tưởng khởi nghiệp tập trung đầu tư, mở rộng thị trường để quảng bá sản phẩm. Từ đó, tạo cơ hội cho chị em vươn lên làm giàu". 

Nhờ việc tăng cường các giải pháp hỗ trợ duy trì bền vững các mô hình phát triển kinh tế đã có, xây dựng, nhân rộng các mô hình mới, cách làm hay để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, nên những sản phẩm vốn chỉ quen thuộc tại Bảo Yên từ khi tham gia “Ngày phụ nữ khởi nghiệp” cấp tỉnh đã vươn tới thị trường trong và ngoài tỉnh Lào Cai.

Đó là các sản phẩm: Bánh gai Công Sang ở xã Bảo Hà, thanh long ruột đỏ ở xã Minh Tân, thỏ thịt ở xã Phúc Khánh, ớt muối Bà Đằn ở xã Nghĩa Đô, tinh dầu sả, quế của Hợp tác xã Nông nghiệp - Dịch vụ Vĩnh Yên...,khi tham gia “Ngày phụ nữ khởi nghiệp” cấp tỉnh đã vươn tới thị trường trong và ngoài tỉnh Lào Cai.

Từ khi triển khai Chương trình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, các cơ sở hội đã đăng ký và thực hiện giúp đỡ 72 hội viên phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau, như hỗ trợ vay vốn, hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, kết nối tiêu thụ sản phẩm, tư vấn cho hội viên tham gia vào các mô hình phát triển kinh tế.

Kết quả đạt được nổi bật là tại xã Bảo Hà đã hỗ trợ xây dựng nhãn hàng sản phẩm bánh gai; tại xã Kim Sơn hỗ trợ vay vốn ngân hàng và từ tiền tiết kiệm của chi hội cho hội viên vay sản xuất kem giải khát; tại xã Tân Dương hỗ trợ hội viên vay vốn ngân hàng đầu tư sản xuất theo mô mình VAC và kinh doanh dịch vụ nông nghiệp; tại thị trấn Phố Ràng hỗ trợ hội viên nguồn vốn làm vườn ươm cây giống và dịch vụ may mặc…

Những mô hình này hiện đang hoạt động rất hiệu quả, không chỉ đem lại kinh tế cho chủ mô hình , mà còn tạo công ăn, việc làm cho các chị em phụ nữ tại địa phương.

Nguồn vốn là yếu tố quan trọng để thực hiện được các mô hình khởi nghiệp. Theo đó, Hội Phụ nữ huyện đã phối hợp thực hiện tốt các nội dung ủy thác với các ngân hàng. Thống kê cho thấy, tổng số nguồn vốn hiện nay Hội đang quản lý là 401.316 triệu đồng (vốn Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn). Tổng số hộ dân được vay vốn là 4.845 hộ. Tổng số tiền tiết kiệm tại các chi hội là 6.670 triệu đồng.

Theo bà Nguyễn Thị Thương Thương, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bảo Yên thì nhờ chương trình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, với sự tham gia tích cực của các cấp hội phụ nữ, không chỉ góp phần đưa nguồn vốn ngân hàng tới nhanh với các hộ gia đình, mà còn sử dụng nguồn vốn này đạt hiệu quả. Hay nói cách khác, nguồn vốn ngân hàng thông qua sự phối hợp của tổ chức hội phụ nữ thực sự đã trở thành cần câu giúp người dân đầu tư sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả.

Không chỉ tạo nguồn vốn, thông qua các hoạt động của Chương trình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp đã tạo cơ hội giao lưu, học hỏi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trong phát triển kinh tế, khởi nghiệp, kết nối quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Qua những hiệu quả bươc đầu, còn góp phần nâng cao vị thế kinh tế của phụ nữ thông qua thúc đẩy chuỗi giá trị nông nghiệp và hoạt động phụ nữ khởi nghiệp tại địa phương, thay đổi nhận thức của xã hội về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

(PNTĐ) - Vừa qua, tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Lễ khánh thành và trao tặng nhà lớp học điểm Trường Mầm non Minh Thắng, xã Việt Vinh. Đây là công trình điểm trường vùng cao được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tài trợ 400 triệu đồng kinh phí để xây dựng.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".