Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Hà Thành
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Xoá bỏ định kiến, khẳng định vai trò của phụ nữ

Hướng đến mục tiêu bình đẳng giới ở khu vực Đồng bào dân tộc thiểu số, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực một cách công bằng cho cả nam và nữ, Dự án 8 với tên gọi “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (giai đoạn I: 2021 - 2025), đã được Chính phủ giao cho Hội LHPN Việt Nam làm cơ quan chủ trì.

Với vai trò này, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã tích cực chỉ đạo, phối hợp và triển khai hiệu quả các hoạt động trong khuôn khổ Dự án. Hội đã thành lập Ban điều hành Dự án cấp Trung ương với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan; ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn, kế hoạch triển khai hằng năm; đồng thời chủ động kiến nghị, đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Thành phố Hà Nội - một trong những địa phương có nhiều chỉ tiêu về bình đẳng giới đạt và vượt kế hoạch - việc triển khai Dự án 8 cũng ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Các cấp Hội LHPN thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, mang lại lợi ích cụ thể cho phụ nữ và trẻ em vùng Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc - ảnh 1
Các đại biểu lãnh đạo Thành phố, huyện Ba Vì tham quan triển lãm ảnh về Đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực tế, nhờ sự chủ động, sáng tạo trong cách thức triển khai của Hội, không ít địa phương và cá nhân đã phát huy tốt vai trò trong các hoạt động, khẳng định vị thế và tiếng nói tại địa phương. Trường hợp chị Bùi Thị Ngọc, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) là ví dụ. Với hơn 20 năm làm công tác phụ nữ, chị Bùi Thị Ngọc đã chủ động vận động cán bộ, hội viên và nhân dân bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường, đặc biệt là trang phục dân tộc, trên địa bàn xã Tiến Xuân. Đến nay, gần 100% cán bộ hội viên phụ nữ xã Tiến Xuân có trang phục dân tộc Mường và được các chị em mặc trong những ngày kỷ niệm, ngày lễ, hội nghị, Tết, đám cưới...

Nhìn rộng vấn đề có thể thấy, để bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, công tác tuyên truyền, vận động còn được Hội LHPN thành phố Hà Nội triển khai hết sức sáng tạo.

Một trong những điểm nhấn nổi bật là Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2025 - hoạt động không chỉ góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới mà còn lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số.

Phó Chủ tịch Hội LHPN thành phố Hà Nội Phạm Thị Mỹ Hoa cho biết: Đây là một trong chuỗi hoạt động thường niên do Hội tổ chức nhằm tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng phụ nữ dân tộc thiểu số.

Đáng chú ý, tại liên hoan, thông qua các hình thức trình diễn phong phú của các tiết mục (hát, múa, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, trình diễn trang phục dân tộc…) đã góp phần tuyên truyền, tôn vinh, quảng bá nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, về vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc giữ gìn văn hoá truyền thống và tham gia phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy sự quan tâm và tham gia của cộng đồng trong việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới tại địa bàn dân tộc thiểu số và miền núi của thành phố Hà Nội.

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc - ảnh 2
Đông đảo bà con dân tộc thiểu số tham dự Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2025. Ảnh: HPN

Đưa việc bảo tồn văn hóa đi vào chiều sâu

Đã thành thông lệ, người dân thôn Đồng Dâu, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, mỗi tối lại rủ nhau ra nhà văn hóa tập hát ví, đánh chiêng Mường để biểu diễn trong các dịp lễ, Tết… Nói đến cồng chiêng, một trong những người có công gìn giữ loại hình nghệ thuật này suốt hàng chục năm qua phải kể tới bà Bùi Thị Bích Thìn. Từ khi lên 9 tuổi, bà Thìn đã học đánh chiêng. Từ niềm yêu thích với cồng chiêng, hát múa dân gian, bà Thìn đã sưu tầm, gìn giữ các bài chiêng, lời ca, điệu hát ví cổ. Đồng thời, truyền lại cho các chị em trong đội văn nghệ, giới thiệu và biểu diễn cồng chiêng phục vụ bà con nhân dân các thôn, xã trên địa bàn huyện.

Với mong muốn khơi dậy và quảng bá văn hóa cồng chiêng một cách sâu rộng hơn, bà Thìn đã đứng ra vận động các chị em trong đội văn nghệ ở các thôn thành lập Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng và hát múa dân gian xã Tiến Xuân. Bà Thìn được đề bạt làm chủ nhiệm. CLB chia làm 3 đội ở 3 thôn Miễu 1-2, thôn Cố Ðụng 1-2, thôn Ðồng Dâu. Các thành viên trong các đội được trang bị thêm kiến thức, giao lưu, sinh hoạt và tham gia nhiều buổi biểu diễn do UBND xã Tiến Xuân, UBND huyện Thạch Thất tổ chức.

Chị Tạ Thị Tâm, một thành viên CLB cho biết, nhờ những buổi giao lưu văn nghệ, nhiều người đã hiểu hơn về nét đặc sắc của văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường. Các em nhỏ ở Tiến Xuân cũng được tiếp cận, học tập, trở thành những người kế cận cho CLB.

Chị Tâm cùng các nghệ nhân, các thành viên CLB hiện tại đều không có mong muốn gì nhiều ngoài mong bản thân luôn giữ được nhiệt huyết, có sức khỏe để truyền dạy, giao lưu, phát huy những giá trị văn hóa. “Với cồng chiêng, người đánh phải biết cách sử dụng thanh âm, bức âm. Nên chúng tôi luôn cùng nhau giữ tinh thần, cùng học và làm cho cồng chiêng cất tiếng”, chị Tâm chia sẻ.

Từ những mô hình thực tiễn như ở xã Tiến Xuân, có thể thấy rằng bảo tồn văn hóa dân tộc và thúc đẩy bình đẳng giới không phải là hai mục tiêu tách biệt, mà là hai yếu tố song hành, hỗ trợ lẫn nhau. Phụ nữ dân tộc thiểu số không chỉ là người gìn giữ mà còn là chủ thể sáng tạo và truyền bá văn hóa.

Những kết quả tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống tại vùng Đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội không chỉ phản ánh sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp, mà còn cho thấy vai trò chủ động, sáng tạo của chính những người phụ nữ nơi đây. Họ vừa là người gìn giữ hồn cốt văn hóa dân tộc, vừa lan tỏa tinh thần bình đẳng, tiến bộ trong cộng đồng.

Bình đẳng giới là một hành trình dài, nhưng với những bước đi vững chắc bằng chính sức dân; bằng sự sáng tạo, linh hoạt của những “người trong cuộc”, chắc chắn bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Hà Nội sẽ không còn là kỳ vọng xa vời, mà sẽ từng bước trở thành hiện thực – một hiện thực giàu bản sắc, nhân văn và bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

(PNTĐ) - Với mong muốn cải thiện điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ các em nhỏ có bữa ăn đầy đủ và ấm áp hơn, một nhà ăn mới cùng các trang thiết bị cần thiết cho trường học đã được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trao tặng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú - THCS Sủng Máng, huyện Mèo Vạc.
Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.