Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sa Pa giữ nghề truyền thống

THÙY DUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Thực hiện Dự án 6, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã thành lập các CLB phát triền nghề thêu dệt thổ cẩm để vừa giữ nghề, truyền nghề cho muôn đời sau, vừa tạo ra sản phẩm có giá trị để làm hàng hóa bán ra thị trường phát triển kinh tế.

Đến thị xã Sa Pa, không khó để “mục sở thị” những nghề truyền thống tại các bản làng người Mông, Dao, Giáy, Tày, Xá phó sống quần cư bên dãy núi Hoàng Liên hùng vĩ. Cùng với những nghề đòi hỏi sự mạnh mẽ và độ tinh xảo cao, như rèn đúc nông cụ, chạm khắc bạc, nghề se lanh, dệt vải, thêu thổ cẩm vẫn giữ nguyên nét đẹp truyền thống.

Thôn Ý Lình Hồ, xã Hoàng Liên nằm ngay bên dòng suối lớn Mường Hoa. Mặc dù cách trung tâm thị xã có vài cây số, nhưng vượt qua con đường dốc và cây cầu sắt bắc qua suối vào thôn là một không gian thanh bình, yên ả của bản làng miền sơn cước.

Điều khiến khách phương xa đặc biệt thích thú và lưu lại tìm hiểu lâu hơn đó là nghề se lanh, dệt vải, thêu thổ cẩm của người Mông nơi đây. Dù ngồi bên tảng đá ven bờ suối, bên hiên nhà hay đi lại trên nương, trên đường, miễn đôi tay được nghỉ ngơi là những người phụ nữ lại se lanh, thêu thổ cẩm. Đôi tay thoăn thoắt với những công việc mà họ đã quen từ tấm bé.

Bà Lù Thị Mấy, thôn Ý Lình Hồ năm nay 72 tuổi. Màu thời gian nhuộm kín khuôn mặt, nhưng đôi mắt và đôi bàn tay vẫn còn rất nhanh nhẹn. Bà Mấy bảo: Phụ nữ Mông nào cũng vậy, cứ biết cầm đũa ăn cơm là đã biết cầm dây lanh để truốt, lớn lên chút nữa thì học cách se lanh, dệt vải và thêu thùa. Dệt vải, làm thổ cẩm như ăn vào máu của phụ nữ Mông.

Cũng như bà Mấy, phụ nữ trong thôn Ý Lình Hồ đều giữ nghề truyền thống của dân tộc. Hằng năm, cứ vào tháng 8, họ thu hoạch cây lanh về phơi, qua nhiều công đoạn để tạo nên những tấm vải lanh truyền thống, rồi lại nhuộm chàm để có mảnh vải chàm xanh.

Bà Mấy bảo, nhìn thì tưởng đơn giản, nhưng kỳ thực khá phức tạp, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mẩn và cả lòng yêu văn hóa dân tộc mới có thể làm được. Ví như công đoạn làm lanh chẳng hạn, nếu nóng vội sẽ không truốt được sợi lanh mềm, mịn. Sợi lanh khô, cứng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tấm vải dệt ra.

Khi đã dệt thành tấm vải lanh nhuộm chàm, với sự khéo léo, phụ nữ Mông sẽ tạo nên những họa tiết, hoa văn từ những chất liệu khác nhau, như thêu chỉ để tạo nên những mảnh vải sắc màu hoặc trang trí họa tiết bằng sáp ong. Mỗi họa tiết có những dáng hình khác nhau, như hình tròn, nét ngang, nét thẳng là mô phỏng Ruộng bậc thang, cây sa mộc, núi đồi - những sự vật gần gũi với đời sống người vùng cao.

Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sa Pa giữ nghề truyền thống - ảnh 1
Người Giáy Sa Pa lưu giữ nghề kéo sợi, dệt vải.

Không chỉ làm để phục vụ cuộc sống gia đình, những tấm vải lanh, thổ cẩm còn được du khách khi đến với Sa Pa yêu mến, mua làm đồ lưu niệm lưu dấu về mảnh đất giàu văn hóa. Đó cũng là động lực thúc đẩy phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sa Pa tích cực gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống.

Ở khắp các bản làng người Mông, Dao, Giáy, Tày, các câu lạc bộ bản sắc, văn hóa truyền thống được ra đời. Họ cùng truyền dạy nhau cách làm các sản phẩm truyền thống, cùng tìm hiểu để sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới, hiện đại, đáp ứng thị hiếu của du khách.

Tâm huyết với nghề truyền thống, chị Sùng Thị Lan, thôn Tả Van Giáy 2, xã Tả Van đã thành lập Hợp tác xã Mường Hoa. Hợp tác xã là tập hợp các chị em cùng sở thích làm đồ truyền thống và mong muốn gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc. Cùng với việc tự tạo ra các sản phẩm bán ra thị trường, các chị em trong hợp tác xã còn mở dịch vụ cho du khách trải nghiệm các công đoạn dệt vải của người Giáy.

Chị Lan cho biết: Thành lập hợp tác xã, chúng tôi không có mục đích gì hơn ngoài mục đích mong nghề truyền thống của dân tộc “sống” mãi. Cùng với đó, khi sản phẩm được đón nhận cũng sẽ giúp các chị em có thêm thu nhập để gắn bó mãi với nghề.

Cũng như chị Lan, chị Cung Thanh Mai, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Lan Rừng là một trong những phụ nữ hiện đại đau đáu giữ nghề truyền thống của các dân tộc Sa Pa. Công ty do chị thành lập hiện đang tạo công ăn, việc làm thường xuyên cho 30 lao động và khoảng 200 phụ nữ dân tộc thiểu số là cộng tác viên cho các đơn đặt hàng thêu thổ cẩm của công ty. Có thu nhập, chị em phụ nữ càng thêm gắn bó với nghề.

Chị Cung Thanh Mai chia sẻ: Tôi rất yêu thổ cẩm của đồng bào các dân tộc Sa Pa và luôn trăn trở làm thế nào để nét đẹp văn hóa này không những được gìn giữ mà còn phát huy giá trị. Mỗi sản phẩm thổ cẩm không chỉ là một đồ vật hiện hữu, mà còn là nét duyên của mỗi dân tộc, là sự đặc sắc riêng có. Tôi mong muốn được góp phần gìn giữ để thổ cẩm “sống” mãi.

Ông Đỗ Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa cho biết: Trên hành trình phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa, chúng tôi luôn xác định tầm quan trọng của các làng nghề, nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc. Đây chính là nét đẹp riêng có, là hồn cốt của Sa Pa.
 
Do đó, thị xã luôn tích cực tuyên truyền để người dân thêm tự hào và thấy được trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ vốn quý đó. Đồng thời, thực hiện nhiều hoạt động gìn giữ và phát huy qua các hoạt động xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm địa phương.

Thị xã Sa Pa hiện có gần 30 tổ, nhóm, câu lạc bộ phát triển nghề thêu thổ cẩm với hàng trăm nữ hội viên sinh hoạt thường xuyên. Cùng với sự nhiệt thành giữ nghề, truyền nghề cho muôn đời sau, các hội viên còn tích cực, sáng tạo trong việc tạo ra sản phẩm có giá trị để làm hàng hóa bán ra thị trường.

Những đơn hàng được bán ra tại chính thị trường quê hương hay vươn xa ra các tỉnh bạn, thậm chí là các nước bạn đã phần nào khẳng định những giá trị văn hóa ngàn đời và vai trò to lớn của chị em phụ nữ trong việc gìn giữ, phát huy nghề truyền thống, vốn quý của dân tộc.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.