Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

Phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi để thoát nghèo

TÂM TRẦN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh Kon Tum nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, gắn với triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ và miền núi.

Do phong tục, tập quán canh tác còn lạc hậu, đời sống còn nhiều khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh, ngày 24/02/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum đã ban hành Kết luận số08-KL/TU về chủ trương triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh. Cuộc vận động này đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tập trung lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, tạo ra sức lan tỏa rộng lớn với những tín hiệu đáng mừng.

Phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi để thoát nghèo - ảnh 1
Ành minh họa.

Huyện Kon Plông có hơn 6.500 hộ đồng bào dân tộc thiểu số như Xê đăng, H’rê, trong đó có 2.744 hộ nghèo và 852 hộ cận nghèo.Triển khai Kết luận số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum, huyện Kon Plông đã có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo giúp người dân nâng cao ý thức, thay đổi suy nghĩ, tích cực chủ động vươn lên phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng quê hương, bản làng ngày càng khởi sắc. 

Phụ nữ cũng thay đổi để thoát nghèo

Với nhiệt huyết cùng khát vọng làm giàu trên quê hương, trong thời gian qua nhiều phụ nữ, thanh niên DTTS trên địa bàn huyện Kon Plông đã xây dựng và lan tỏa mô hình phát triển kinh tế, tích cực thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong vùng đồng bào DTTS, xóa dần thói quen canh tác truyền thống trong sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên, thay vào đó là cách làm mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. 

Hợp tác xã rau hoa và du lịch Thanh niên ở Thị trấn Măng Đen được thành lập từ năm 2018 đang triển khai sản xuất theo mô hình hữu cơ, trồng rau trong nhà màng với các loại rau như cải bó xôi, cải ngọt, cần tây, xà lách…, ứng dụng tưới nước nhỏ giọt, không dùng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm nguồn rau sạch. Đây là mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm giúp cho nhiều chị em phụ nữ đồng bào DTTS có hướng phát triển kinh tế hiệu quả hơn, nhiều chị em được học nghề trồng rau hữu cơ để phát triển kinh tế gia đình, không còn là đối tượng yếu thế, được trang bị kiến thức tự thân làm giàu, chủ động được cuộc sống của bản thân và gia đình. 

Chị Trần Thanh Huyền - Quản lý Hợp tác xã rau hoa và du lịch Thanh niên cho biết, khó khăn lớn nhất của đơn vị là phần lớn công nhân tham gia sản xuất là những thanh niên và phụ nữ người DTTS, tuổi đời trẻ và ít kinh nghiệm về trồng trọt nông nghiệp. Do đó, đơn vị tập trung đào tạo về khoa học – kỹ thuật để các chị em đồng bào dân tộc khi tham gia trồng nắm vững kiến thức, mang lại những hiệu quả nhất định.

Chị Y Vữ (23 tuổi, làng Đăk Xô, xã Hiếu, huyện Kon Plông) chia sẻ, trước đây, chị tưởng cách chăm sóc loại rau nào cũng giống nhau. Tuy nhiên, khi tham gia vào hợp tác xã, chị mới nhận ra mỗi loại sẽ có cách ươm hạt giống, đất trồng và chăm sóc khác nhau. Nhờ đó, chị đã học được nhiều kỹ thuật trồng hay, hướng đến việc đưa các mô hình nông nghiệp công nghệ cao về áp dụng tại làng để bà con cùng nhau phát triển.

Khởi sắc từ cuộc vận động

Cuộc vận động đã từng bước tác động mạnh mẽ đến nhận thức của bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Plông. Nhiều hộ gia đình đã thay đổi dần cách thức trong lao động sản xuất, mạnh dạn đổi mới cách làm ăn; biết tiếp thu, học hỏi cái mới, tiến bộ, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai và năng lực tổ chức sản xuất của gia đình; biết chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn đầu tư cho sản xuất; nhiều chị em phụ nữ đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tự học hỏi để phát triển kinh tế gia đình và đặc biệt hạn chế được nhiều việc sinh con thứ 3, sinh nhiều con ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. 

Sau gần 2 năm triển khai cuộc vận động “ Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” đã góp phần giảm 991 hộ nghèo, đến nay tỷ lệ hộ nghèo của huyện Kon Plông còn 36%, thu nhập bình quân đầu người gần 20 triệu đồng/ người/ năm. 

Ông  Võ Kim Thạch, Phó chủ tịch Ủy Ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Kon Plông chia sẻ:  Cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS đã nhận được sự ủng hộ của bà con. Bà con đã nhận thức được việc tổ chức quản trị gia đình, tổ chức sản xuất, bảo vệ môi trường làng xóm, đặc biệt là vấn đề bảo vệ rừng. Các cấp ủy và chính quyền huyện Kon Plông có định hướng tiếp tục đồng hành với chính quyền các cấp và cùng với người dân đi từng ngõ, gõ từng nhà chia sẻ để thay đổi nhận thức hướng về xây dựng nông thôn mới, nâng cao mức sống, xoá nghèo bền vững cho bà con vùng đồng bào DTTS Đông Trường Sơn. 

Dù những kết quả này chưa xóa hết được số hộ nghèo nhưng đó là mình chứng cho sự đổi thay từng ngày của đồng bào DTTS nói chung và chị em phụ nữ DTTS nói riêng. Họ đang mạnh dạn bước ra vùng an toàn của mình, không còn những mặc cảm yếu thế mà đã biết chủ động phấn đấu phát triển kinh tế để đời sống ngày một ấm no, hạnh phúc. 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".
Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Hội LHPN của nhiều địa phương đã có cách làm rất đa dạng, hiệu quả.