Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Ninh thúc đẩy bình đẳng giới khu vực dân tộc thiểu số

L.ANH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Thời gian qua, thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em", Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều nội dung, hoạt động nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, hỗ trợ hội viên phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc nhất là khu vực vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, hải đảo. Bà Nguyễn Thị Thủy, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh đã có những trao đổi xung quanh về nội dung này.

PV: Thưa bà để góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, nhất là với phụ nữ vùng đồng bào DTTS miền núi, Hội  LHPN tỉnh đã triển khai các hoạt động như thế nào?

Bà Nguyễn Thị  Thủy: Trong những năm qua, Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều nội dung, hoạt động có hiệu quả nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, hỗ trợ hội viên phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, nhất là khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS, miền núi, hải đảo. Đặc biệt, Hội quan tâm chú trọng đối với các đồng hành, hỗ trợ phụ nữ vùng đồng bào DTTS số, miền núi. Năm 2023, chúng tôi triển khai Dự án 8 về "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Dự án này giao cho Hội Liên hiệp phụ nữ kết hợp với các sở ban ngành, địa phương thực hiện. Ví dụ, chúng tôi đã thực hiện các hoạt động truyền thông tập huấn, hay thành lập các câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi với sự tham gia của rất nhiều trẻ em các trường phổ thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi; Các tổ truyền thông cộng đồng tại 12 thôn, bản khó khăn trên địa bàn huyện Hải Hà, Bình Liêu, góp phần nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi.

Quảng Ninh thúc đẩy bình đẳng giới khu vực dân tộc thiểu số  - ảnh 1
Hội thi kỹ năng ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

PV: Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh có gặp khó khăn gì đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới khi triển khai tới các cấp, nhất là ở vùng miền núi, vùng xa, hải đảo?

Bà Nguyễn Thị ThủyỞ Quảng Ninh có rất nhiều huyện, thị xã, thành phố tập trung rất đông đồng bào dân tộc thiểu số như Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ hay khu vực Hoành Bồ trước đây của thành phố Hạ Long. Trình độ dân trí và nhận thức của người dân vẫn còn hạn chế, vẫn còn những phong tục, tập quán lạc hậu trong nếp nghĩ, cách làm, trong sinh hoạt đời sống hàng ngày và vẫn còn đâu đó tư tưởng trọng nam, khinh nữ và định kiến giới với vai trò của phụ nữ với gia đình và xã hội. Trong khi đó, việc quan tâm sức khỏe nhất là sức khỏe sinh sản của phụ nữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Sự tham gia của nam giới trong các chương trình truyền thông về bình đẳng giới còn ít. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí cho Hội để tổ chức các hoạt động, sự kiện truyền thông còn hạn chế,  nhất là chi hội vùng cao khó khăn đặc biệt là giám sát, phản biện xã hội của một số cán bộ Hội, nhất là ở cấp cơ sở còn hạn chế nhất định.

 

PV: Hội LHPN Quảng Ninh đã có những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn trên, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Thủy: Để thực hiện hiệu quả Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em", chúng tôi đặc biệt là quan tâm nâng cao năng lực cho cán bộ hội phụ nữ các cấp về chuyển đổi số và kỹ năng tuyên truyền trên không gian mạng. Qua đó, để xây dựng đội ngũ cán bộ Hội  cấp huyện, cơ sở đáp ứng yêu cầu trình độ, năng lực trong thực hiện công tác Hội hiện nay. Hàng năm tổ chức hàng trăm lớp bồi dưỡng tập huấn từ cấp tỉnh tới cơ sở và chi hội trưởng, đội ngũ chi hội trưởng, hội viên phụ nữ nòng cốt. Các nội dung liên quan tới công tác gia đình, xây dựng đời sống văn hóa; bảo vệ chăm sóc phụ nữ và trẻ em; phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; đồng thời với đó biên soạn tài liệu, sổ tay hướng dẫn cho cán bộ Hội, thực hiện các tiêu chí cuộc vận động 5 không, 3 sạch, 5 có, 3 sạch với xã nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu. Chúng tôi cũng tổ chức các hội nghị chuyên đề để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và xây dựng gia đình hạnh phúc. 

PV: Vâng xin cảm ơn bà!


Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.