Ra mắt “Tổ truyền thông cộng đồng” tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức

TRỊNH THỊ TỈNH - HỘI LHPN HUYỆN MỸ ĐỨC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng ngày 25/5, dưới sự chỉ đạo của Hội LHPN huyện Mỹ Đức, Hội LHPN xã An Phú đã ra mắt tổ truyền thông cộng đồng tại thôn Gốc Báng, xã An phú, đồng thời tổ chức truyền thông “Tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em cho cán bộ, hội viên phụ nữ tại thôn Gốc Báng.

Ra mắt “Tổ truyền thông cộng đồng” tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức - ảnh 1
Quang cảnh Lễ ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng.

Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Ánh Kim – Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện; đồng chí Nguyễn Mạnh Ngự - Phó Chủ tịch UBND xã An Phú.

Ra mắt “Tổ truyền thông cộng đồng” tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức - ảnh 2
Tổ truyền thông cộng đồng ra mắt.

Theo đó, thực hiện kế hoạch số 12/KH-BTV ngày 10/02/2023 của Hội LHPN huyện về việc triển khai dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Hội LHPN xã An Phú đã ra mắt tổ truyền thông cộng đồng tại thôn Gốc Báng, xã An Phú gồm 8 thành viên. Trong đó gồm có: đồng chí Phó Bí thư Chi bộ thôn, Trưởng Ban Công tác Mặt trận làm Tổ trưởng ban điều hành; Chi hội trưởng phụ nữ thôn làm Tổ phó ban điều hành và các thành viên là đại diện các đoàn thể trong thôn, Người uy tín cộng đồng, những người có tinh thần đổi mới, tiên phong đi đầu và có khả năng tuyên truyền, vận động, quy tụ mọi người.

Ra mắt “Tổ truyền thông cộng đồng” tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức - ảnh 3
Tiết mục văn nghệ tại chương trình.

 

Ra mắt “Tổ truyền thông cộng đồng” tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức - ảnh 4
Tiết mục văn nghệ tại chương trình.

Tổ truyền thông cộng đồng làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số đối với các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tổ và tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động của Tổ bám sát các hướng dẫn của Hội các cấp và tình hình thực tế tại địa phương, đảm bảo mỗi tháng có ít nhất một hoạt động cho cộng đồng. Các hoạt động của tổ truyền thông cộng đồng thôn Gốc Báng sẽ lồng ghép với các cuộc họp của thôn, họp chi bộ, họp tổ, hội của các đoàn thể trong thôn;  Việc thực hiện các hoạt động truyền thông sẽ tận dụng tối đa lợi thế truyền thông trên nền tảng số do Tổ thành lập duy trì trên các nhóm zalo, facebook...

Tổ truyền thông cộng đồng được thành lập và hoạt động truyền thông được thực hiện dựa trên phương pháp có sự tham gia và tăng cường khuyến khích sự tham gia của người dân, cộng đồng. Trong đó nhiệm vụ chính là xác định được định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết của phụ nữ và trẻ em tại địa phương để tuyên truyền, vận động thay đổi, giải quyết ; Xác định nội dung, hình thức truyền thông phù hợp với địa phương; Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông theo Kế hoạch.Trên cơ sở đó, Tổ sẽ tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất, phát triển kinh tế... góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại. Đồng thời, tổ cũng sẽ tích cực theo dõi, nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư nguyện vọng của người dân nói chung, phụ nữ trẻ em gái nói riêng; tìm hiểu những định kiến và khuôn mẫu giới tồn tại trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết của phụ nữ và trẻ em tại địa bàn để kịp thời phản ánh với Ban điều hành, qua đó có giải pháp, định hướng xử lý.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

 “Sáp ong - Sắc chàm” - triển lãm về văn hoá dân tộc Dao và Mông tại Hà Nội

“Sáp ong - Sắc chàm” - triển lãm về văn hoá dân tộc Dao và Mông tại Hà Nội

(PNTĐ) - Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vừa diễn ra triển lãm“Sáp ong – Sắc chàm”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030”, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.
Hà Nội: Nhiều chính sách chăm lo sức khỏe cho người dân tộc thiểu số

Hà Nội: Nhiều chính sách chăm lo sức khỏe cho người dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Nhằm nâng cao sức khỏe, chất lượng sống cho người dân, góp phần nâng chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của Thủ đô, cũng như tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng bền chặt; những năm qua, thành phố đã có nhiều cơ chế, chính sách và đầu tư nguồn lực không nhỏ vào công tác y tế.
Đổi thay toàn diện ở vùng dân tộc, miền núi của Thủ đô

Đổi thay toàn diện ở vùng dân tộc, miền núi của Thủ đô

(PNTĐ) - Sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, hơn 15 năm nay, trong các Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội các nhiệm kỳ đều đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về công tác dân tộc, và tạo nên bước chuyển biến căn bản trong phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo ở các vùng dân tộc, miền núi của Thủ đô.
Sẻ chia khó khăn với phụ nữ dân tộc vùng biên Nghệ An

Sẻ chia khó khăn với phụ nữ dân tộc vùng biên Nghệ An

(PNTĐ) -  Mỗi năm, được thực hiện các hoạt động đồng hành, chia sẻ khó khăn với các phụ nữ dân tộc ở vùng biên Nghệ An, chúng tôi, những phụ nữ Hà Nội đều thấy rất hạnh phúc. Bao vất vả sau một hành trình dài tan biến, chúng tôi chỉ mong các chị em có thêm điều kiện để nâng cao mức sống, phát triển kinh tế gia đình và tiếp tục cùng các chiến sĩ bộ đội biên phòng tham gia bảo vệ vững chắc vùng biên cương của Tổ quốc.