Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sẻ chia khó khăn với phụ nữ dân tộc vùng biên Nghệ An

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Tiểu Dự án 3 "Phát triển kinh tế xã hội-mô hình bộ đội gắn với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặt ra mục tiêu xây dựng các mô hình gắn kết quân dân, mô hình giảm nghèo bền vững gắn phát triển kinh tế-xã hội với xây dựng thế trận phòng thủ và thế trận bảo đảm hậu cần tại các địa bàn chiến lược. Hiệu quả của Chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng phát động là một trong những nỗ lực thực hiện tốt Tiểu Dự án 3.

 

Điểm tựa của phụ nữ khó khăn

Từ năm 2018, thực hiện chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng phát động, Hội LHPN Hà Nội đã thực hiện chương trình tại hai xã Leng Su Sìn và Sín Thầu, huyện Mường Nhé tỉnh Điện biên; xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy với nhiều hoạt động ý nghĩa như trao vốn sinh kế cho phụ nữ, tặng kinh phí xây mái ấm tình thương, hỗ trợ kinh phí xây nhà tiêu hợp vệ sinh, trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó… với tổng kinh phí gần 2,5 tỷ đồng.

 

Năm 2021, thực hiện giai đoạn 2 của chương trình, Hội tiếp tục hoạt động đồng hành tại hai xã miền núi của tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19, hoạt động đồng hành năm 2021 được thực hiện thông qua việc gửi kinh phí 100 triệu đồng xây mái ấm cho 2 chị em phụ nữ tại 2 xã.

Những năm sau đó, ngay khi dịch bệnh được kiềm chế, Hội LHPN Hà Nội lại tiếp tục hoạt động đồng hành với phụ nữ ở vùng biên cương Nghệ An.

  

Nhờ sự trợ giúp của bộ đội biên phòng, Đoàn cũng đã vượt 50km đường núi cheo leo đến thăm gia đình chị Lương Thị Nọi ở bản Piêng Lau. Chị Nọi là hội viên có hoàn cảnh khó khăn nhất ở bản, chồng mất, một mình nuôi hai con nhỏ. Trước khi được Hội LHPN Hà Nội  hỗ trợ dựng mái ấm, mẹ con chị phải ở nhà tranh tre nứa lá. Giờ đây được thấy chị hạnh phúc trong ngôi nhà gỗ 3 gian, phía ngoài gắn tấm biển “Nhà mái ấm tình thương” của Hội LHPN Hà Nội, các thành viên trong đoàn đều hạnh phúc ngập tràn.

Sẻ chia khó khăn với phụ nữ dân tộc vùng biên Nghệ An  - ảnh 1
Chị Lương Thị Nọi (ngồi giữa) chia sẻ niềm vui có ngôi nhà mới với đoàn công tác

Không chỉ chị Nọi mà bà con trong bản Piêng Lau, ai ai cũng phấn khởi khi có thêm những mái ấm khang trang được xây lên bằng tình cảm của phụ nữ Hà Nội. Bố chồng chị với chút tiếng Kinh ít ỏi, cho biết, gia đình ông và bà con ở đây đều rất trân trọng sự quan tâm của các cán bộ hội viên phụ nữ Thủ đô từ tận đáy lòng.

Gắn kết tình quân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Trong mỗi chuyến đồng hành, bao giờ Hội LHPN Hà Nội cũng  tới thăm, tri ân và tặng quà Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An, thăm các đồn biên phòng, tặng nhiều món quà mang hương sắc Hà Nội do chính chị em phụ nữ Thủ đô Hà Nội trực tiếp làm như tranh thêu phong cảnh Hà Nội, bánh cốm, báo Phụ nữ Thủ đô và một số quân nhu như võng màn…

Đại tá Lê Như Cương, Bí thư Đảng ủy, chính ủy bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An khẳng định chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương là một chương trình nhân văn và mong chương trình này ngày một được nâng tầm, lan tỏa qua đó giúp nâng cao mức sống, góp phần thực hiện an sinh xã hội tại vùng biên giới của Tổ quốc. Đồng chí khẳng định, với tinh thần quân và dân như cá với nước, ngoài  nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và an ninh biên giới, bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An sẽ luôn kết hợp chặt chẽ với Hội Phụ nữ để thực hiện hiệu quả Chương trình.

 

Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn phụ trách đường biên giới dài hơn 29 km, bao gồm 09 cột mốc, 01 cửa khẩu và 2 xã biên giới. Thời gian qua, đồn đã tích cực phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như giúp bà con dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng mô hình “Tủ thuốc biên cương”, chương trình “Nâng bước em đến trường”…

 

 Đồn biên phòng Na Loi phụ trách đoạn biên giới dài hơn 3.900km, quản lý cột Mốc số 400, 02 xã, 11 bản biên giói với 836 hộ, hơn 4000 khẩu. Bên cạnh việc luôn thực hiện tốt các mặt công tác, hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch công tác biên phòng; tích cực tham gia nền biên phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, đồn đã phối hợp với Hội LHPN xã Na Loi hàng tháng tổ chức cho các hội viên người dân tộc thiểu số sinh hoạt “CLB Phụ nữ tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia” tại bản Na Khướng; CLB Phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường tại bản Na Loi, xã Na Loi…

Đồn cũng tích cực thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, cùng Hội Phụ nữ góp phần thực hiện tốt công tác bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

(PNTĐ) - Với mong muốn cải thiện điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ các em nhỏ có bữa ăn đầy đủ và ấm áp hơn, một nhà ăn mới cùng các trang thiết bị cần thiết cho trường học đã được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trao tặng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú - THCS Sủng Máng, huyện Mèo Vạc.
Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.