Tăng cường truyền thông để triển khai hiệu quả dự án 8

P.V
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 17/4/2023, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tham vấn Chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Đồng chủ trì hội thảo có Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh và Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh cho biết: Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Trong đó Dự án nhấn mạnh vào việc 2 nội dung quan trọng là: Thực hiện công tác bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

Theo Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh, tổ chức hội thảo, Trung ương Hội LHPN Việt Nam mong muốn tham vấn ý kiến của các chuyên gia để có các chiến lược truyền thông về bình đẳng giới cũng như đánh giá các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Tăng cường truyền thông để triển khai hiệu quả dự án 8 - ảnh 1
ảnh minh họa

Mục tiêu tổng quát của chiến lược là tăng cường thực hành bình đẳng giới trong thực hiện vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất, ra quyết định trong gia đình và cộng đồng, và tham gia các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị.

Chiến lược gồm 3 nội dung: (1) Định kiến giới, khuôn mẫu giới và sự phân biệt đối xử về giới; (2) Vai trò, trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới khi thực hiện Chương trình MTQG về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS; (3) Một số vấn đề bất bình đẳng giới và vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

Tại Hội thảo, các ý kiến đã đánh giá cao Chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em DTTS giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 đồng thời mong muốn dự án sẽ được triển khai hiệu quả, có sự vào cuộc của cộng đồng.

Các chuyên gia về giới, dân tộc thiểu số cho rằng, để có thể tạo ra chiến lược truyền thông dự án hiệu quả, trong quá trình truyền thông cần có sự tập trung vào từng đối tượng đặc thù  như nữ thanh niên DTTS hay phụ nữ trung niên DTTS…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".
Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Hội LHPN của nhiều địa phương đã có cách làm rất đa dạng, hiệu quả.