Tập huấn xóa bỏ hủ tục trong đồng bào dân tộc Mông

P.V
Chia sẻ

(PNTĐ) -Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Hà Giang vừa tổ chức lớp tập huấn tuyên truyền, hướng dẫn xóa bỏ hủ tục trong tổ chức đám tang, đám ma khô của dân tộc Mông tại xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Theo đó, trong trong 3 ngày từ ngày 25 - 28/4, các già làng, trưởng thôn, người có uy tín sẽ được nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Mông  Hùng Đại Kỳ - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh truyền đạt các nội dung: Các văn bản, định hướng và các quy định của Nhà nước về việc bài trừ những hủ tục và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Đánh giá thực trạng các hủ tục trong đám tang của đồng bào Mông tỉnh Hà Giang và các tỉnh lân cận; những việc làm, thói quen và các tập tục trong đám tang, ma của người Mông bị coi là hủ tục; tổng hợp một số nội dung tích cực của dân tộc khác để bài trừ các hủ tục và sửa đổi, cải tiến các tập tục đã cũ.

Tập huấn xóa bỏ hủ tục trong đồng bào dân tộc Mông - ảnh 1
Quang cảnh lớp tập  huấn

Các học viên còn được nghệ nhân Vàng Chá Thào - Chủ tịch Hội Nghệ nhân dân gian xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn; Nghệ nhân ưu tú Ma Kháy Sò, huyện Quản Bạ giới thiệu khái quát các nghi lễ trong đám tang, ma của người Mông; mục đích, ý nghĩa của từng nghi lễ, hình thành đám tang được người Mông duy trì đến nay; một số giải pháp cần xóa bỏ các hủ tục trong đám tang, ma khô; giải pháp để thực hiện theo nếp sống văn minh, xóa bỏ, sửa đổi các hủ tục trong đám ma của dân tộc Mông; cách thức thực hiện, hóa giải tâm linh, nghi thức đám ma của người Mông…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.