Thanh Hóa: Đẩy mạnh triển khai các hoạt động thuộc Dự án 8

Hoàng Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh triển khai các hoạt động thuộc Dự án 8 nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Dự án 8 là dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với các hoạt động tập huấn, tuyên truyền, xây dựng mô hình - hỗ trợ phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số thúc đẩy quyền, trao cơ hội cho họ vươn lên khẳng định vai trò của mình trong tham gia xây dựng phát triển cộng đồng.

Theo bà Ngô Thị Hồng Hảo, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa, thực hiện Dự án 8, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã triển khai thực hiện giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 và năm 2022 tại 12 đơn vị cấp huyện tham gia Dự án: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Thạch Thành, Triệu Sơn, thị xã Nghi Sơn. 12/12 Hội LHPN cấp huyện đã được phê duyệt kinh phí và có quyết định thành lập Ban điều hành và tổ giúp việc Dự án 8 các cấp; đồng thời chủ động lồng ghép vào các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án, dự án của địa phương, đơn vị và phối hợp với các ban, ngành để xây dựng mô hình, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình và vận động nguồn lực trong chính hội viên, phụ nữ để chị em phát huy tiềm năng, nội lực trong triển khai các hoạt động của dự án.

Thời gian qua, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai dự án đến các Ủy viên Ban Chấp hành và cán bộ Hội LHPN tỉnh; tổ chức tập huấn cho cán bộ, hội viên phụ nữ, Ban điều hành các mô hình điểm của Trung ương và tỉnh, mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng", "Thủ lĩnh của sự thay đổi", với sự tham gia của hàng trăm đại biểu.

Theo đó, Hội LHPN tỉnh cũng đã phối hợp với Đoàn khảo sát Học viện Phụ nữ Việt Nam thu thập thông tin toàn diện về "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em" tại 2 xã (Thạch Quảng, Thạch Lâm) huyện Thạch Thành; phối hợp với Văn phòng Trung ương Hội khảo sát đánh giá sự phù hợp, nhu cầu sử dụng phần mềm tổng hợp báo cáo thống kê trong công tác thông tin báo cáo thực hiện Dự án tại huyện Triệu Sơn; phối hợp với Ban Gia đình xã hội Trung ương Hội LHPN Việt Nam chỉ đạo thành lập mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" tại xã Thanh Sơn, huyện Như Xuân.

3 mô hình điểm của tỉnh cũng được xây dựng, bao gồm "Tổ truyền thông cộng đồng" tại thôn Giỏi, xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc; "Địa chỉ tin cậy cộng đồng" tại xã Trung Tiến, huyện Quan Sơn; mô hình CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại Bản Lát, xã Tam Chung, huyện Mường Lát.

Thanh Hóa: Đẩy mạnh triển khai các hoạt động thuộc Dự án 8 - ảnh 1
Ra mắt mô hình CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại Thanh Hóa năm 2023.

Từ những mô hình điểm của tỉnh, tại các địa bàn huyện trong thời gian qua cũng đã ra mắt và thành lập các mô hình  “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”, “Tổ truyền thông cộng đồng”, CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi". Đó là, tại huyện Quan Sơn, xã Sơn Thủy, mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”, “Tổ truyền thông cộng đồng” bản Xía Nọi được thành lập nhằm hỗ trợ chăm sóc, tư vấn, cách ly cho nạn nhân bị bạo lực gia đình; tuyên truyền, vận động thúc đẩy bình đẳng giới.

Thành viên các mô hình là Đại diện lãnh đạo UBND xã, Bí thư Chi bộ kiêm trưởng bản, chi hội trưởng phụ nữ, trưởng ban công tác Mặt trận, các đoàn thể ở địa phương, người có uy tín trong cộng đồng. Mô hình hoạt động dưới sự điều hành của Hội LHPN xã và UBND xã theo quy chế hoạt động của mô hình. Các thành viên thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

 

Còn tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa hiện đã có 3 trường học có học sinh thuộc các thôn đặc biệt khó khăn được lựa chọn để thành lập CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi". Sau khi ra mắt, CLB đã xây dựng kế hoạch, tổ chức, triển khai các hoạt động thiết thực, hiệu quả, ý nghĩa như: Tổ chức diễn đàn giao lưu, trong đó, tập trung chia sẻ thông tin kiến thức bổ sung về tâm lý lứa tuổi, giới tính, giới, thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, bồi dưỡng các kỹ năng sống về tự khám phá nhận thức, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong gia đình, nhà trường, cộng đồng...

Theo đại diện lãnh đạo Hội LHPN huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi “ là mô hình thiết thực và phù hợp với trẻ em, nhất là trẻ em gái. Thông qua mô hình này, các em được nói lên tiếng nói của mình, được bình đẳng giới giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong gia đình, trong nhà trường và được cộng đồng bảo vệ. Mặt khác, các em còn được trang bị kiến thức, kỹ năng để tự bảo vệ mình và giải quyết những vấn đề liên quan đến bản thân. Đặc biệt, việc thành lập mô hình cũng sẽ hỗ trợ chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến trẻ em, hỗ trợ các thầy cô giáo thực hiện tốt chương trình giáo dục cho học sinh và ngăn ngừa bạo lực trên cơ sở giới, xâm hại trẻ em, buôn bán, bắt cóc ở trẻ em...

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi điều kiện công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sửa đổi điều kiện công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
 “Sáp ong - Sắc chàm” - triển lãm về văn hoá dân tộc Dao và Mông tại Hà Nội

“Sáp ong - Sắc chàm” - triển lãm về văn hoá dân tộc Dao và Mông tại Hà Nội

(PNTĐ) - Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vừa diễn ra triển lãm“Sáp ong – Sắc chàm”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030”, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.
Hà Nội: Nhiều chính sách chăm lo sức khỏe cho người dân tộc thiểu số

Hà Nội: Nhiều chính sách chăm lo sức khỏe cho người dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Nhằm nâng cao sức khỏe, chất lượng sống cho người dân, góp phần nâng chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của Thủ đô, cũng như tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng bền chặt; những năm qua, thành phố đã có nhiều cơ chế, chính sách và đầu tư nguồn lực không nhỏ vào công tác y tế.
Đổi thay toàn diện ở vùng dân tộc, miền núi của Thủ đô

Đổi thay toàn diện ở vùng dân tộc, miền núi của Thủ đô

(PNTĐ) - Sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, hơn 15 năm nay, trong các Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội các nhiệm kỳ đều đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về công tác dân tộc, và tạo nên bước chuyển biến căn bản trong phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo ở các vùng dân tộc, miền núi của Thủ đô.