Thay đổi khuôn mẫu giới sẽ dẫn đến những kết quả tốt đẹp hơn

HÀ LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đó là thông điệp chính trong buổi tuyên truyền của Tổ truyền thông cộng đồng thôn 8, xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội).

Buổi truyền thông đã mang đến hiệu quả cao bằng những hoạt động dễ làm, dễ hiểu và dễ tham gia. Từ trò chơi "Vua tiếng Việt", người tham gia phải sắp xếp các từ thành một câu có nghĩa sau đó giải thích ý nghĩa của câu đó. Những câu như: Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm; nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô; vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp; con hư tại mẹ, cháu hư tại bà; chồng như đó, vợ như hom... đã được Tổ truyền thông đưa vào trò chơi và giải thích ý nghĩa cụ thể, chính xác. 

Đây đều là những quan niệm mang tính định kiến giới, trọng nam khinh nữ; là những khuôn mẫu giới cản trở phụ nữ tiếp cận xã hội, tham gia lao động kiếm tiền. Áp lực lao động kiến tiền lại đè nặng lên vai người nam giới... Thông qua đó, các thành viên trong Tổ muốn lan tỏa thông điệp đến mọi người: Cha và mẹ đều có trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con cái. Con hư tại mẹ tại cha, cháu hư là tại cả bà lẫn ông. Trong gia đình, vợ chồng phải bình đẳng như nhau, tôn trọng và yêu thương, cùng chia sẻ. Bình đẳng không có nghĩa là phải đều như nhau mà phụ thuộc vào năng lực, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

Bên cạnh đó, Tổ truyền thông còn tổ chức cuộc thi Ai nhanh hơn với 2 trò chơi là tiếp sức quét nhà và thi chuẩn bị cho con đi học. Thông qua trò chơi này, đông đảo mọi người tham gia đã rút ra được bài học đúng đắn: Cả nam và nữ đều có thể làm được việc nhà, chăm sóc con cái và vợ chồng cùng nhau làm những công việc đó sẽ thấy vui hơn, khỏe hơn, đầm ấm, yêu thương hơn.

Tiếp nối thành công của những buổi tuyên truyền do Tổ truyền thông cộng đồng tổ chức, chiều ngày 30/5, UBND xã Vân Hòa, huyện Ba Vì đã ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng tại thôn Nghe, với 7 thành viên là Trưởng thôn, cán bộ MTTQ, các đoàn thể và người uy tín của thôn.

Thay đổi khuôn mẫu giới sẽ dẫn đến những kết quả tốt đẹp hơn - ảnh 1
Tổ truyền thông cộng đồng ra mắt
Thay đổi khuôn mẫu giới sẽ dẫn đến những kết quả tốt đẹp hơn - ảnh 2
Tiết mục văn nghệ tại chương trình.
Thay đổi khuôn mẫu giới sẽ dẫn đến những kết quả tốt đẹp hơn - ảnh 3
Tiết mục văn nghệ tại buổi ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng.

Vân Hòa là xã miền núi của huyện Ba Vì với địa bàn rộng với tổng diện tích đất tự nhiên là: 3.292,98 ha; xã có 14 thôn, gần 3072 hộ dân, trên 12578 nghìn nhân khẩu, với 2 dân tộc Kinh - Mường cùng sinh sống, trong đó người Mường chiếm 48 % dân số toàn xã, phụ nữ và trẻ em gái toàn xã chiếm 48% tổng dân số của xã. 

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà Phó Chủ tịch UBND xã Vân Hòa phát biểu: " Thực hiện Dự án 8 về nội dung thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, UBND xã Vân Hòa thành lập mô hình điểm Tổ truyền thông cộng đồng tại thôn Nghe. Chúng tôi sẽ thực hiện công tác lãnh chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể của xã, tổ truyền thông cộng đồng thôn Nghe hoạt động có hiệu quả, có điểm nhấn và chiều sâu. Trên cơ sở hiệu quả hoạt động của mô hình này, chúng tôi sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng trên địa bàn các thôn còn lại của xã. UBND xã đề nghị các ngành liên quan trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình chủ động, tích cực làm tốt công tác phối hợp với Hội LHPN xã, các thôn, xóm thông tin tuyên truyền về các nội dung hoạt động của Dự án 8, đồng thời tích cực vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân hưởng ứng tham gia.

Đặc biệt đối với Hội LHPN xã là cơ quan đầu mối được giao phụ trách Dự án 8 tổ chức, thực hiện các nội dung Dự án 8 cũng như hoạt động của Tổ truyền thông cộng đồng đạt hiệu quả theo kế hoạch được giao. Đề nghị lãnh đạo các thôn, xóm tạo điều kiện thuận lợi nhất, tích cực phối hợp để các thành viên của tổ truyền thông thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình - Phó Chủ tịch UBND xã Vân Hòa nhấn mạnh.

Theo đó, nhiệm vụ của Tổ rất quan trọng, các thành viên trong Tổ phải xác định được định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết của phụ nữ và trẻ em tại địa phương để tuyên truyền, vận động thay đổi, giải quyết; Xác định nội dung, hình thức truyền thông phù hợp với địa phương; Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông theo Kế hoạch; Thực hiện công tác báo cáo, đánh giá và rút kinh nghiệm các hoạt động truyền thông của Tổ...

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

(PNTĐ) - Hơn 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Thành phố không ngừng được nâng cao. Cùng với đó, đồng bào các DTTS, chính quyền địa phương đã chủ động, tích cực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình để truyền lại cho thế hệ sau. Đại hội đại biểu các DTTS thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 đã thành công tốt đẹp, qua đó, nhiều kỳ vọng, kiến nghị, đề xuất được đưa ra để tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô trong 5 năm tới.