Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

HỒNG NHUNG ​(thực hiện)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.

Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội trao đổi với báo Phụ nữ Thủ đô một số kết quả Hội LHPN Hà Nội đã đạt được trong thực hiện Dự án 8.

 

Thưa bà, thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội được Hội LHPN Hà Nội và các cấp Hội triển khai như thế nào?

Phạm Thị Thanh Hương: Thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em đã được Hội LHPN Hà Nội quan tâm, thực hiện có hiệu quả. Thành Hội đã chỉ đạo, hướng dẫn các huyện và 14 xã thuộc địa bàn thực hiện Dự án 8 thành lập, vận hành và duy trì hoạt động mô hình điểm “Tổ truyền thông cộng đồng”. Kết quả, tại 14 xã địa bàn vùng DTTS đã thành lập 14 tổ/nhóm truyền thông với tổng số 140 thành viên là những người có uy tín, có kinh nghiệm tuyên truyền tại cộng đồng. Các tổ truyền thông có nhiệm vụ truyền thông nâng cao kiến thức giới, bình đẳng giới, kiến thức pháp luật, xóa bỏ các tập tục văn hóa lạc hậu ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới. Thành hội đã tổ chức tập huấn kiên thức, kỹ năng về bình đẳng giới, cung cấp tài liệu cho đội ngũ giảng viên nguồn của 14 xã DTTS; hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động định kỳ của Tổ truyền thông.

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - ảnh 1
Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Ba Vì tham gia các tiết mục văn nghệ đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc

Đồng thời, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức một số sự kiện truyền thông lớn như “Ngày hội Bình đẳng giới với phụ nữ DTTS và miền núi” tại huyện Ba Vì (với các hoạt động phong phú tôn vinh vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế - xã hội); Tổ chức cuộc thi truyền thông “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới với phụ nữ DTTS (với sự tham gia của thành viên các tổ truyền thông cộng đồng các xã), tổ chức "Liên hoan văn hoá “Bình đẳng giới với phụ nữ DTTS” tại huyện Thạch Thất…

Các cơ quan báo chí Hà Nội và Trung ương, Báo Phụ nữ Thủ đô, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội đã tích cực tổ chức thông tin, tuyên truyền, đăng tải tin bài… với các nội dung liên quan đến bình đẳng giới, hành động vì bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ; các mô hình phòng ngừa ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em; tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, tổ chức và người dân trong thực hiện bình đẳng giới…

Bên cạnh đó, UBND 5 huyện, 14 xã DTTS và hệ thống thông tin cơ sở cũng chủ động thực hiện đăng tin bài trên Cổng thông tin điện tử huyện, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của địa phương, trên các nhóm zalo, fanpage của Hội và các ngành liên quan, tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng, thông tin nội bộ tại khu dân cư…

Xin bà cho biết vai trò của việc nâng cao quyền năng kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ, trẻ em trong cộng đồng người DTTS?

Nâng cao quyền năng kinh tế là điều kiện cơ bản, là giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết vấn đề cấp thiết của phụ nữ, trẻ em trong cộng đồng người DTTS. Theo đó, Hội LHPN Hà Nội đã chỉ đạo Hội LHPN 5 huyện có đông đồng bào DTTS tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế lồng ghép với thực hiện Đề án “Đẩy mạnh vai trò của Hội phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025” của UBND Thành phố.

Thực hiện kế hoạch hoạt đông của Dự án 8, Thành Hội đã tổ chức 04 lớp tập huấn cung cấp các kiến thức về nội dung nâng cao kỹ năng xúc tiến thương mại; xây dựng thương hiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm an toàn tại các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi tại các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ... qua đó giúp phụ nữ dân tộc thiểu số nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ trong việc phát triển kinh tế.

Các cấp Hội tiến hành rà soát, đánh giá nhu cầu các mô hình sinh kế để triển khai các hoạt động hỗ trợ các mô hình sinh kế do phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ nhằm tăng cơ hội tiếp cận tín dụng, cải thiện cơ hội sinh kế, tạo thu nhập cho phụ nữ DTTS. Hội LHPN các huyện tín chấp các nguồn vốn tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế, tập trung giúp các hộ nghèo, cận nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo, ra khỏi diện cận nghèo, nâng cao mức sống; hỗ trợ thành lập các mô hình hợp tác xã/tổ hợp tác do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành; vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số khởi nghiệp trên cơ sở phát huy tài nguyên bản địa.

Các cấp Hội chú trọng tập huấn cung cấp các kiến thức, kỹ năng quản lý mô hình kinh tế tập thể; tập huấn nghiệp vụ quản lý ủy thác vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội, phối hợp tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho Ban lãnh đạo, thành viên Hợp tác xã/Tổ hợp tác do phụ nữ tham gia quản lý, trong đó có 6 tổ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành ở vùng dân tộc thiểu số tham gia; Chỉ đạo Hội LHPN 5 huyện có đông đồng bào DTTS chủ động phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ các tổ, nhóm… Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế do các cấp Hội phụ nữ Hà Nội tổ chức đã thu hút được đông đảo hội viên, phụ nữ của 14 xã DTTS tham gia, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của phụ nữ và gia đình trên địa bàn.

Hội LHPN Hà Nội cũng chỉ đạo Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phụ nữ phát triển Hà Nội phối hợp tổ chức ADRA triển khai Dự án “Cộng đồng thực hành phương pháp nông nghiệp tương hợp năng lượng”, hỗ trợ 3 xã ở huyện Ba Vì trồng trên 20.000 cây phát triển rừng và tạo sinh kế dưới tán rừng cho các gia đình hội viên phụ nữ.

Để thu hút cán bộ, hội viên, phụ nữ và trẻ em DTTS tham gia các chương trình truyền thông, Hội đã đổi mới phương pháp tuyên truyền như thế nào, thưa bà?

Đổi mới, sáng tạo trong mô hình truyền thông là một trong những nội dung mà Hội LHPN TP Hà Nội và các cấp Hội đặc biệt quan tâm.

Các cấp Hội đã tổ chức các cuộc thi như “Lắng nghe con nói”, “Tuyên truyền viên tài năng, duyên dáng” phụ nữ DTTS; “Chủ tịch phụ nữ cơ sở giỏi”...; tổ chức tốt các cuộc thi trực tuyến như “Tìm hiểu pháp luật về đảm bảo an toàn cho phụ nữ, trẻ em trong gia đình” trên fanpage Hội LHPN Hà Nội, cuộc thi “Báo cáo viên tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em bằng video-clip”; cuộc thi trự tuyến “Phụ nữ Thủ đô xây dựng gia đình 5 không 3 sạch góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh … thu hút đông đảo hội viên, phụ nữ DTTS và miền núi tham gia.

Thông qua các cuộc thi đã góp phần trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kiến thức pháp luật, kỹ năng xây dựng gia đình … vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” cho phụ nữ DTTS trên địa bàn.

Các hoạt động truyền thông kiến thức, tư vấn phát luật cũng được các cấp Hội đẩy mạnh; các hoạt động tập huấn kiến thức, kỹ năng phân tích giới, lồng ghép giới trong các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS được quan tâm. Các cấp Hội cũng đã tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em và vận động phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế…

Thông qua hoạt động truyền thông, cán bộ, hội viên, phụ nữ DTTS được trang bị kiến thức về nhiều mặt, từng bước thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, phát huy vai trò chủ động, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

(PNTĐ) - Hơn 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Thành phố không ngừng được nâng cao. Cùng với đó, đồng bào các DTTS, chính quyền địa phương đã chủ động, tích cực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình để truyền lại cho thế hệ sau. Đại hội đại biểu các DTTS thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 đã thành công tốt đẹp, qua đó, nhiều kỳ vọng, kiến nghị, đề xuất được đưa ra để tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô trong 5 năm tới.