Hội LHPN Việt Nam:

Thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người

THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng ngày 6/6, Trung tâm phụ nữ và phát triển, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tham vấn tài liệu “Hướng dẫn quy trình triển khai thực hiện mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người”. Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” năm 2023 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn I ( 2021-2025) do Hội LHPN Việt Nam chủ trì.

Phát biểu khai mạc hội thảo tham vấn, bà Dương Thị Ngọc Linh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Giám đốc Trung tâm phụ nữ và phát triển, Hội LHPN Việt Nam cho biết: Từ năm 2007 đến nay, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển đã vận hành Nhà tạm lánh mang tên Ngôi nhà Bình yên, nhằm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới, trong đó đã hỗ trợ  hơn 450 nạn nhân bị mua bán (gồm 291 phụ nữ, 157 trẻ em, 02 nam giới).

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, Trong khuôn khổ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em năm 2023” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030” do Hội LHPN  Việt Nam chủ trì thực hiện, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển được giao nhiệm vụ Xây dựng tài liệu Hướng dẫn quy trình triển khai thực hiện mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế  hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người.

"Tài liệu này nhằm hỗ trợ Cán bộ Hội Phụ nữ các cấp, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi nắm được quy trình triển khai thực hiện mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế cho phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng"- bà Ngọc Linh nhấn mạnh.

Thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người - ảnh 1
 bà Dương Thị Ngọc Linh, Giám đốc Trung tâm phụ nữ và phát triển, Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội thảo
Thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người - ảnh 2
Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Quế chia sẻ nội dung trong tài liệu "Hướng dẫn quy trình triển khai thực hiện mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người"

Tại  hội thảo, Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Quế, Nhóm chuyên gia Chủ trì biên soạn dự thảo tài liệu hướng dẫn Quy trình triển khai thực hiện mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người đã chia sẻ những nội dung trong dự thảo tài liệu.

Theo đó, tài liệu hướng dẫn này tập trung vào hoạt động 4.2 của Dự án 8. Nội dung 2 của Dự án 8 đó là, Xây dựng và nhân rộng mô hình “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.

Thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người - ảnh 3
Các đại biểu tham dự hội thảo sáng ngày 6/6

Nội dung bao gồm các hoạt động sau: Phát triển và nhân rộng mô hình tiết kiệm và tín dụng tự quản để tăng cường tiếp cận tín dụng, cải thiện cơ hội sinh kế, tạo cơ hội tạo thu nhập và lồng ghép giới. Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Thí điểm và nhân rộng mô hình địa chỉ an toàn hỗ trợ bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình. Thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người. Vì vậy đối tượng chính sẽ là những người bị buôn bán trở về. Đồng thời có sự tham gia của các bộ , ban ngành và các bên liên quan.

Thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người - ảnh 4
Bà Hà Thị Oanh, Phó ban Dân tộc tôn giáo, Hội LHPN Việt Nam chia sẻ, Cuốn tài liệu được hoàn thiện đầy đủ thì đây sẽ là  tài liệu thiết thực, cụ thể để giúp cán bộ Hội phụ nữ các cấp trong thời gian tới triển khai mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người 

Tại hội thảo, các đai biểu đóng góp ý kiến vào bản dự thảo tài liệu đầu tiên để xây dựng nội dung hoạt động 2.4 "Thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người"  và quy trình triển khai hoạt động hỗ trợ sinh kế góp phần hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người; phương pháp và kỹ năng hướng dẫn triển khai thực hiện mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế…

Sau đó, Ban soạn thảo tài liệu sẽ  bổ sung và hoàn thiện cuốn tài liệu này để cung cấp nội dung, quy trình và cách thức triển khai hỗ trợ mô hình sinh kế cho các nạn nhân mua bán người cho các đối tượng: Cán bộ Hội Phụ nữ tỉnh/ thành phố, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi; các cá nhân, tập thể, cán bộ hướng dẫn, chuyên gia Hỗ trợ phát triển sinh kế,hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người của 51 tỉnh thành qua 3 đợt tập huấn tại Hà Nội , Huế và Cần Thơ, cán bộ thuộc các bên liên quan trong khuôn khổ Dự án 8.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

(PNTĐ) - Hơn 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Thành phố không ngừng được nâng cao. Cùng với đó, đồng bào các DTTS, chính quyền địa phương đã chủ động, tích cực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình để truyền lại cho thế hệ sau. Đại hội đại biểu các DTTS thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 đã thành công tốt đẹp, qua đó, nhiều kỳ vọng, kiến nghị, đề xuất được đưa ra để tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô trong 5 năm tới.