Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số

MAI HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, năm 2023, tỉnh Hòa Bình tiếp tục thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ưu tiên phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. UBND tỉnh đã ban hành Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi với 10 dự án, 14 tiểu dự án, 36 nội dung đầu tư khác nhau được tích hợp từ nhiều chính sách dân tộc.

Thời gian qua, nhờ việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đã tạo đà phát triển toàn diện khu vực nông thôn tỉnh Hòa Bình. Đến nay, toàn tỉnh có 73/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nhằm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, ngày 30.7.2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về lãnh đạo phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn giai đoạn 2021- 2030.

Tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số - ảnh 1
Nhờ trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, tỉnh Hoà Bình sẽ có thêm nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống

Tại huyện Đà Bắc, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, huyện đã tập trung các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 1.200 tỷ đồng; thực hiện lồng ghép 3 chương trình mục tiêu quốc gia với tổng kế hoạch vốn giao đến tháng 6/2023 trên 484 tỷ đồng, đã giải ngân trên 78 tỷ đồng, đạt 16,16%. Bên cạnh đó, huyện cũng sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất.

Đặc biệt, phát huy thế mạnh tiềm năng mặt nước nuôi trồng thủy sản, phát triển hợp lý nghề nuôi cá lồng bè trên lòng hồ, bảo vệ hiệu quả nguồn lợi thủy sản và môi trường. Đồng thời phát triển trồng cây bản địa, dược liệu, bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững... Sau 2 năm triển khai nghị quyết, cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch đúng hướng; đời sống đồng bào DTTS được nâng lên. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 40 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo ước giảm còn 28,69% (trung bình giảm trên 6%/năm).

Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình Bùi Đức Hinh, Nghị quyết số 03 được Tỉnh ủy Hòa Bình ban hành nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương; chủ động đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào DTTS và miền núi so với bình quân chung của cả nước. Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030, cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Nhằm phát huy nội lực, khích lệ tinh thần vượt khó vươn lên người dân vùng đồng bào DTTS, giai đoạn 2021- 2022, các ngành và cấp ủy các cấp đã chủ động đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tạo ra nhiều phong trào thi đua với hình thức đa dạng, phù hợp với thực tiễn của các địa phương, đơn vị. Đặc biệt, thông qua các phong trào thi đua đã xuất hiện ngày càng nhiều điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS.

Hiện, toàn tỉnh có hơn 580 doanh nhân, chủ hợp tác xã (HTX), hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi do người DTTS làm chủ. Điểm chung của các doanh nghiệp, HTX, mô hình sản xuất trên là đã vượt qua những khó khăn, thách thức ở vùng kinh tế khó khăn trở thành cầu nối đưa sản phẩm ra thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và tạo việc làm cho lao động vùng DTTS.

Từ những chính sách dân tộc, các thôn, xóm ở vùng DTTS và miền núi của tỉnh Hòa Bình được quan tâm đầu tư, hỗ trợ để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Hàng năm, tỉnh cũng ưu tiên dành các nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu; hỗ trợ phát triển sản xuất; đào tạo nghề giúp đồng bào DTTS có thu nhập cao hơn.

Theo ông Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoà Bình, với tinh thần đoàn kết, phát huy ý chí tự lực, tự cường, thời gian qua, đồng bào các DTTS và miền núi tỉnh Hòa Bình đã đóng góp tích cực vào những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó, góp phần đổi thay diện mạo nông thôn, vùng DTTS và miền núi. Đồng thời, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".
Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Hội LHPN của nhiều địa phương đã có cách làm rất đa dạng, hiệu quả.