Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới
(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới, phía Đông Bắc Tổ quốc, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm khoảng 83,16% dân số toàn tỉnh; phần lớn dân số sống ở khu vực nông thôn, với khoảng 76,96%.
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lạng Sơn được phê duyệt 199/200 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi (trừ xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng), trong đó có 88 xã khu vực III, 08 xã khu vực II, 103 xã khu vực I và 644 thôn đặc biệt khó khăn (gồm: 84 thôn thuộc xã khu vực I, 24 thôn thuộc xã khu vực II và 536 thôn thuộc xã khu vực III).
Bà Nông Thanh Hải, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lạng Sơn, Trưởng ban Điều hành dự án 8 cho biết: Ttrong thời gian, Hội Phụ nữ đã lựa chọn và tổ chức ra mắt 10 mô hình điểm tại 10 trường THCS thuộc 10 huyện triển khai Dự án tổ chức lễ ra mắt gắn với tập huấn và truyền thông cho học sinh giáo viên về các kiến thức, kỹ năng nâng cao vai trò trách nhiệm của trẻ em trong tham gia thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực học đường, các tệ nạn xã hội trong các trường học… Sau những CLB làm điểm, Hội đã tổ chức rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình, đến nay toàn tỉnh Lạng Sơn đã có 107 mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” với 3.210 thành viên là các dẫn trình viên, học sinh nòng cốt tham gia.
Để hoạt động của CLB được hiệu quả các đơn vị đã phối hợp với các đơn vị Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Công ty Đào tạo và Giáo dục Thiên niên kỷ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 18 lớp tập huấn cho Ban chủ nhiệm, thành viên Câu lạc bộ với các chuyên đề: kỹ năng tổ chức sinh hoạt cho các Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại trường học và cộng đồng nhằm cung cấp, trang bị thêm các kiến thức; kỹ năng triển khai tổ chức sinh hoạt, vận hành Câu lạc bộ cho Ban chủ nhiệm và các thành viên CLB... Bên cạnh đó, hàng năm xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các câu lạc bộ duy trì và tổ chức các hoạt động theo chủ đề chủ điểm, kết quả: Phối hợp tổ chức và tham gia Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số và niềm núi lần thứ Nhất năm 2023 do Hội LHPN Việt Nam tổ chức phát động. Kết quả, toàn tỉnh đã có 106 bài tham dự thi của các Câu lạc bộ, Ban giám khảo cuộc thi của tỉnh tổ chức sơ khảo lựa chọn 26 bài thi xuất sắc gửi tham dự cuộc thi.
Để những mong muốn, kiến nghị của các em học sinh về bình đẳng giới, Hội Phụ nữ còn tổ chức 16 diễn đàn, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" với sự tham gia của trên 4.000 học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh, tại diễn đàn, các đại biểu được nghe các em chia sẻ về những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em hiện nay, nhất là đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số; những mong muốn, đề xuất của trẻ em cũng như những tác động tích cực bước đầu từ mô hình Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi với trẻ em. Diễn đàn cũng được nghe các chuyên gia truyền cảm hứng chia sẻ về hành trình biến khát vọng bình đẳng, phát triển thành hành động để bước tới thành công. Bên cạnh đó, diễn đàn cung cấp thêm những thông tin đa chiều về những vấn đề trẻ em dân tộc thiểu số đang phải đối mặt cùng những mô hình, hoạt động can thiệp hết sức cụ thể, thiết thực từ các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ thúc đẩy thực hiện hiệu quả quyền trẻ em, hướng tới thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Qua ba năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi, qua hoạt động của mô hình: các cấp chính quyền, các ban, ngành địa phương, nhà trường và cha mẹ học sinh thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và giải quyết các vấn đề cấp thiết liên quan đến trẻ; đồng thời, trang bị kiến thức, kỹ năng giúp trẻ tự bảo vệ mình và thúc đẩy sự tham gia chủ động, có ý nghĩa của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ tại địa phương...
Hiện cơ sở vật chất một số đơn vị trường còn hạn chế, sân chơi hẹp nên việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, sinh hoạt cho học sinh còn nhiều hạn chế, đang trong quá trình xây dựng nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của CLB... Để khắc phục những hạn chế trên trong thời gian tới, Ban Điều hành dự án 8 tỉnh tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ theo chức năng được giao trong việc thực hiện triển khai tổ chức Dự án 8 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, chủ động phối hợp với UBND các huyện tiếp tục quan tâm chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra, giám sát trong thực hiện dự án 8 nói chung và hoạt động CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nói riêng. Tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện quan tâm xem xét bố trí kinh phí đối ứng từ nguồn ngân sách địa phương cho các Câu lạc bộ; Tiếp tục phối hợp kiến nghị với Bộ Tài Chính, Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Ban Dân Tộc Trung ương phối hợp tham mưu sủa đổi bổ sung Quyết định số 1719/QĐ-TTG, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2030 trong đó mở rộng đối tượng thụ hưởng từ dự án là phụ nữ, trẻ em, người dân cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiếu số và miền núi không hạn chế vùng đặc biệt khó khăn; sửa đổi, bổ sung các điều khoản của Thông tư số 55/2023/TTBTC để đảm bảo việc thực hiện các chỉ tiêu, nội dung của dự án được thông suốt từ Trung ương đến địa phương và có sự đồng bộ giữa các địa phương...