Tổ truyền thông cộng đồng được thành lập tại xã miền núi của huyện Ba Vì

HÀ LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng ngày 30/5, huyện Ba Vì tổ chức ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng tại thôn Cua Chu, xã Tản Lĩnh với 10 thành viên.

Tham dự chương trình, có ông Bùi Văn Quân - Bí thư Đảng ủy xã Tản Lĩnh; ông Phùng Anh Tuấn Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tich HĐND xã; ông Phạm Đình Hùng - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã; cùng đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội; công chức văn hóa xã; Đài TT-UVBCH Hội Phụ nữ xã, Bí thư chi bộ 14 thôn; Tổ truyền thông cộng đồng và các đại diện 25 hộ gia đình trong thôn.

Nằm sát chân núi Ba Vì, thôn Cua Chu, xã Tản Lĩnh có 2 dân tộc Kinh và Mường cùng sinh sống. Hiện tại, thôn Cua Chu có trên 61% hộ gia đình là người dân tộc Mường; số hộ nghèo, cận nghèo của thôn là 2,76%. Đây là Tổ truyền thông cộng đồng thứ 4 được thành lập tại 7 xã miền núi của huyện Ba Vì.

Tổ truyền thông cộng đồng được thành lập tại xã miền núi của huyện Ba Vì - ảnh 1
Tổ truyền thông cộng đồng ra mắt

 

Tổ truyền thông cộng đồng tại thôn Cua Chu gồm 10 thành viên, gồm: Bí thư, Trưởng ban Công tác Mặt trận làm Tổ trưởng ban điều hành; Tổ phó ban điều hành gồm Trưởng thôn - Người uy tín cộng đồng và Chi hội trưởng phụ nữ thôn cùng các thành viên khác là Chi hội trưởng Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Trưởng cụm dân cư.

Việc xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động của Tổ bám sát các hướng dẫn của Hội các cấp và tình hình thực tế tại địa bàn, đảm bảo mỗi tháng có ít nhất một hoạt động cho cộng đồng; Lồng ghép hoạt động truyền thông với các cuộc họp của thôn, họp chi bộ, họp tổ, hội của các đoàn thể trong thôn; Việc thực hiện các hoạt động truyền thông tận dụng tối đa lợi thế truyền thông trên nền tảng số do Tổ thành lập duy trì trên ứng dụng zalo, facebook; Các hoạt động truyền thông được thực hiện dựa trên phương pháp có sự tham gia và tăng cường khuyến khích sự tham gia của người dân, cộng đồng; Việc phân công nhiệm vụ theo năng lực, sở trường, thế mạnh của từng thành viên; Ban điều hành và Tổ thực hiện giao ban định kỳ thông qua mạng xã hội hoặc trực tiếp, nhưng phải đảm bảo ít nhất mỗi quý 01 lần giao ban trực tiếp. 

Tổ truyền thông cộng đồng phải xác định được định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết của phụ nữ và trẻ em tại địa phương để tuyên truyền, vận động thay đổi, giải quyết; Xác định nội dung, hình thức truyền thông phù hợp với địa phương; Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông theo Kế hoạch; Thực hiện công tác báo cáo, đánh giá và rút kinh nghiệm các hoạt động truyền thông của Tổ.

Một số hình ảnh tại buổi Ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng:

Tổ truyền thông cộng đồng được thành lập tại xã miền núi của huyện Ba Vì - ảnh 2
Tổ truyền thông cộng đồng được thành lập tại xã miền núi của huyện Ba Vì - ảnh 3
Tổ truyền thông cộng đồng được thành lập tại xã miền núi của huyện Ba Vì - ảnh 4
Tổ truyền thông cộng đồng được thành lập tại xã miền núi của huyện Ba Vì - ảnh 5
Tổ truyền thông cộng đồng được thành lập tại xã miền núi của huyện Ba Vì - ảnh 6

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".
Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Hội LHPN của nhiều địa phương đã có cách làm rất đa dạng, hiệu quả.