Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trạm Tấu: “Thay da đổi thịt” nhờ thực hiện chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

ĐẶNG LÊ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Là huyện miền núi cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, Trạm Tấu từng được biết đến với những bản làng nghèo khó, trình độ dân trí thấp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, Trạm Tấu đã có những đổi thay tích cực, nổi bật nhất là sự chuyển biến về kinh tế. Trong cuộc trao đổi với phóng viên, ông Khang A Chua, Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái khẳng định đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Trạm Tấu ngày càng được cải thiện.

“Thay da đổi thịt” nhờ chính sách

Phóng viên (PV): Xin ông cho biết, với đặc điểm dân cư huyện Trạm Tấu có đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, di cư tự phát. Chính quyền đã có những chính sách hỗ trợ ra sao để người dân có thể “an cư, lạc nghiệp”?

Ông Khang A Chua: Huyện Trạm Tấu có khoảng 35.935 người (chiếm 4,2% dân số toàn tỉnh), trong đó 94,55% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống rải rác trên địa bàn 12 xã, thị trấn.

Địa hình đồi núi dốc, khí hậu khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn... là những thách thức lớn đối với việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và ý chí vươn lên của người dân, những khó khăn này đã được từng bước khắc phục.

Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, huyện Trạm Tấu có 10 xã khu vực III, 02 xã khu vực I và 51 thôn đặc biệt khó khăn. Để thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ dân người đồng bào dân tộc. UBND huyện Trạm Tấu đã thành lập Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia, phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện; tạo sự đồng thuận và thống nhất của nhân dân trong thực hiện chính sách.

Chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã tổ chức rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án để thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp chưa có đất ở, đất sản xuất, có nhu cầu hỗ trợ đất ở, đất sản xuất. Rà soát, quy hoạch bố trí các điểm tái định cư, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống thủy lợi, nước sinh hoạt, đường điện, trạm y tế, trường học để nhân dân yên tâm định cư. Từ năm 2020 đến nay không còn tình trạng di cư tự phát.

Trạm Tấu: “Thay da đổi thịt” nhờ thực hiện chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc - ảnh 1
Ông Khang A Chua, Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

PV: Ông có thể chia sẻ về những nỗ lực của chính quyền trong việc cải thiện nhà ở, nước sinh hoạt cho người dân, đặc biệt là người nghèo, cận nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian qua? Định hướng trong thời gian tới là gì?

Ông Khang A Chua: Thực hiện quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 27/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộn cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 -2025. UBND huyện đã ban hành kế hoạch số 115/ KH-UBND ngày 12/5/2023 về thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Trạm Tấu giai đoạn 2023 -2025. Mục tiêu giai đoạn 2023- 2025 hỗ trợ xây dựng 755 nhà (làm mới 581 nhà, sửa chữa 174 nhà) cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện với tổng kinh phí là 40.080 triệu đồng (kinh phí làm mới 581 nhà là 34.860 triệu đồng, kinh phí sửa chữa 174 nhà 5.220 triệu đồng).

Năm 2023 đã thực hiện xây dựng được 369 nhà (làm mới 296 nhà, sửa chữa 73 nhà) cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện với tổng kinh phí:19.950 triệu đồng, định mức hỗ trợ nhà làm mới 60.000 triệu đồng/nhà, sửa chữa là 30 triệu đồng/ nhà. Năm 2024 tiếp tục hỗ trợ xây dựng 386 nhà (làm mới 285 nhà, sửa chữa 101 nhà) với kinh phí 20.130 triệu đồng.

Về nước sinh hoạt, được sự quan tâm đầu tư của nhà nước đến nay toàn huyện đã có 63 công trình nước sinh hoạt tập chung phục vụ cho nhân dân trên địa bàn các xã vùng cao, năm 2023 đã xây mới 3 công trình nước sinh hoạt, hỗ trợ thêm 350 téc nước cho 350 hộ là hộ nghèo dân tộc thiểu số khó khăn về nước sinh hoạt. Đến nay tỷ lệ hộ dân có nước sinh hoạt đạt 100%.

Tận dụng tiềm năng phát triển kinh tế

PV: Trạm Tấu sở hữu một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ và là là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số với những nét văn hóa, phong tục tập quán đặc sắc. Địa phương đã khai thác tiềm năng này thế nào để phát triển kinh tế du lịch?

Ông Khang A Chua: Với địa thế hiểm trở, Trạm Tấu được mệnh danh là một trong “tứ đại tử địa” trong khối rừng đặc chủng nguyên sinh quốc gia Tà Xùa là Phình Hồ, Làng Nhì, Tà Si Láng và thác Háng Tề Chơ; suối khoáng nóng, chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù tạo ra đích đến của du lịch trải nghiệm và du lịch nghỉ dưỡng trong thời gian gần đây.

Ngoài ra, chúng tôi có một cái sản phẩm du lịch mới là khu vực lau Camping phục vụ cho các bạn trải nghiệm săn mây, dù lượn ở xã Phình Hồ; lễ hội Gầu tào-lễ hội lớn nhất của đồng bào vùng Mông… Tận dụng lợi thế này, địa phương phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao. Những hoạt động đó không chỉ góp phần bảo tồn, gìn giữ nét di sản, văn hóa địa phương mà còn mang về những giá trị kinh tế mà người dân địa phương là người trực tiếp thụ hưởng qua các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, các sản phẩm nông sản Ocop như đặc sản khoai sọ, gà đen, lợn đen và các loại hình dịch vụ khác… Từ đó, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

(PNTĐ) - Với mong muốn cải thiện điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ các em nhỏ có bữa ăn đầy đủ và ấm áp hơn, một nhà ăn mới cùng các trang thiết bị cần thiết cho trường học đã được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trao tặng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú - THCS Sủng Máng, huyện Mèo Vạc.
Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.