Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

Tuyên Quang: Phụ nữ Pà Thẻn “giữ lửa” nghề truyền thống

HOÀNG HẢI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ các hoạt động thuộc Dự án 6, Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021-2025), từ lâu, nghề dệt thổ cẩm của phụ nữ dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình,Tuyên Quang trở thành một nét văn hóa, phản ánh đậm nét đời sống tinh thần và cũng là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Pà Thẻn nơi đây.

Sống giữa núi rừng trùng điệp, dệt vải, thêu thùa là công việc thường ngày của các cô thôn nữ dân tộc Pà Thẻn. Từ khi còn rất nhỏ, các bé gái đã được mẹ cho làm quen với việc tước lanh, làm sợi… Khi chưa đến tuổi cập kê, các sơn nữ đã rất thạo việc dệt vải, nhuộm màu, trang trí hoa văn cho chiếc khăn, tấm áo.

Từ những sợi lanh, sợi bông thô ráp, với đôi tay khéo léo, sớm chiều cần mẫn bên khung cửi, các sơn nữ dệt thành những tấm thổ cẩm cầu kỳ, nền nã, đẹp tươi. Những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu với các họa tiết độc đáo hay bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ Pà Thẻn là đánh dấu sự trưởng thành và sẽ là tiêu điểm của các chàng trai đang tuổi tìm kiếm người nâng khăn, sửa túi cho mình, là thước đo để đánh giá tài năng, sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ Pà Thẻn.

Tuyên Quang: Phụ nữ Pà Thẻn “giữ lửa” nghề truyền thống - ảnh 1

Phu nữ dân tộc Pà Thẻn với những sản phẩm thổ cẩm được làm hoàn toàn thủ công.

Để làm ra bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn phải trải qua nhiều công đoạn như dệt, thêu hoa văn, ghép vải hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống.

Trước kia, nguyên liệu dệt vải là kéo từ sợi cây bông, cây đay, hiện chủ yếu dùng len chỉ. Sau khi nhuộm màu là mắc sợi, sang chỉ dệt thành những mảnh vải thổ cẩm hình vuông hay dải vải khổ nhỏ hoặc rộng đắp trực tiếp lên vải áo, khăn hoặc váy. Trong các mảng hoa văn, bao giờ hoa văn chủ đạo cũng được làm nổi bật, màu đỏ là màu sắc chính của bộ trang phục nữ. Màu đỏ trong trang phục của người phụ nữ Pà Thẻn được ví như màu của con chim lửa.

 

Từ năm 2019 đến nay, UBND xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình đã phối hợp với các tổ chức đã mở nhiều lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho bà con dân tộc Pà Thẻn,  nhằm gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tạo ra sản phẩm du lịch riêng có của người Pà Thẻn, góp phần nâng cao thu nhập như: khăn đội, trang phục, chăn thêu, vỏ gối, các loại túi, ví, bìa sách…

Việc bảo tồn và phát huy được nghề dệt thổ cẩm truyền thống của phụ nữ dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình không chỉ giữ gìn được giá trị văn hóa mà còn tạo điều kiện tích cực cho Lâm Bình phát triển du lịch cũng như tạo sinh kế bền vững và nâng cao thu nhập cho đồng bào.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".
Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Hội LHPN của nhiều địa phương đã có cách làm rất đa dạng, hiệu quả.