Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên truyền phòng chống mua bán người, không tảo hôn trong học sinh dân tộc thiểu số

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, thời gian qua, nhiều trường học ở các địa bàn có đông đồng bào dân tộc đã tích cực triển khai các hoạt động phòng, chống mua bán người, mua bán trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

Tuyên truyền phòng chống mua bán người, không tảo hôn trong học sinh dân tộc thiểu số - ảnh 1

Thiếu nữ, trẻ em vùng cao thường là những "con mồi" ngon để bọn buôn người săn đuổi (Ảnh minh hoạ)

Được tuyên truyền các kỹ năng phòng, chống mua bán người, em Sài Thị Chuyền, học sinh trường THCS Chiến Phố (Hoàng Su Phì, Hà Giang) cho biết, chúng em được học thêm kiến thức, kỹ năng về phòng chống mua bán người. Nhờ đó, đến nay, em đã biết phân biệt được người lạ và người lạ an toàn, cách giữ khoảng cách với người lạ; cách từ chối đồ ăn, nhận quà và lên xe của người lạ hiệu quả, kể cả khi người lạ đó biết rõ thông tin của gia đình mình (họ nói đúng tên bố mẹ, anh chị em, địa chỉ nhà, địa chỉ trường học...và những thông tin cá nhân khác của bạn). Khi nghi ngờ, cảm thấy có dấu hiệu của hành vi mua bán người, chúng em nắm được số điện thoại cần thiết để báo ngay với công an, biên phòng, thầy cô giáo, cha mẹ, “người lạ an toàn” để được giúp đỡ.

Đối với việc làm quen trên mạng xã hội, chúng em biết cách tiết chế để không công khai các thông tin cá nhân, không quá tin tưởng vào những người chỉ trò chuyện qua mạng xã hội. Khi gặp bạn quen trên mạng hoặc đến các điểm hẹn khác thì cần biết thông báo cho cha mẹ về địa chỉ mình đến và người sẽ gặp, cách thức liên lạc.

“Ở các phiên chợ, chúng em biết cách cảnh giác với người lạ, đặc biệt là với người mà họ rủ rê ăn uống, hay cảnh giác với những lời dụ dỗ, hứa hẹn giới thiệu việc nhẹ lương cao, rủ đi chơi riêng… Em rất mong muốn, nhiều trẻ em vùng cao khác có thể tiếp cận với ứng dụng này để có thể nắm được các thông tin kiến thức, kỹ năng hữu ích cho bản thân” – Sài Thị Chuyền nói.

Giàng Thị Màu, học sinh lớp 9, trường THCS Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cho biết, thông qua các buổi ngoại khoá của lớp, nhiều nội dung bài học về phòng chống mua bán người rất lý thú khiến chúng em vô cùng thích thú. Các em được học thêm kiến thức về an toàn mạng, tảo hôn, rủi ro khi bị mua bán người, kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên… Từ đó, chúng em tự trang bị cho mình kỹ năng để không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người.

Là giáo viên vùng cao trường THPT Lũng Cù, Mèo Vạc, Hà Giang, thầy Trần Văn Trung cho biết, ở trường, nhiều kiến thức phòng chống hủ tục, mua bán người, tảo hôn đã được các thầy cô vận dụng vào trong các tiết học để được sinh động hơn. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã tổ chức nhiều hoạt động tập thể như văn hoá văn nghệ, rèn luyện, nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử văn hoá cho học sinh. Các chương trình giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh về một số phong tục tập quán không còn phù hợp phải xoá bỏ như tảo hôn, hôn nhân cận huyết.

Tuyên truyền phòng chống mua bán người, không tảo hôn trong học sinh dân tộc thiểu số - ảnh 2
Các em nhỏ thích thú đọc tài liệu nâng cao kỹ năng bảo vệ bản thân

Bên cạnh đó, cần cảnh giác với những lời dụ dỗ, hứa hẹn, giúp đỡ kể cả người thân đi làm ăn xa lâu ngày; luôn nhớ địa chỉ và số điện thoại tin cậy của người thân, chính quyền địa phương, tổng đài bảo vệ trẻ em 111; cảnh giác với các mối quan hệ quen biết trên mạng; tìm hiểu và tuyên truyền về bộ luật hình sự, luật phòng chống mua bán người… cho các em học sinh. Nhờ đó, các em ngày càng hiểu và có kiến thức hơn trong bảo vệ mình.

Theo cô giáo Nguyễn Thị Hồng Nhung, giáo viên tại xã Lao Và Chải, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, là xã cách biên giới không xa, trước đây, địa phương đã có nhiều vụ án mua bán người qua biên giới. Những năm gần đây, nhiều nạn nhân bị mua bán trở về địa phương đã kể lại câu chuyện trong nước mắt của họ. Chính quyền địa phương đã tuyên truyền không chỉ truyền thông bằng tiếng phổ thông mà còn cả tiếng dân tộc, để giúp bà con nghe, hiểu, dễ tiếp thu.

Thông qua các thầy cô hướng dẫn, các học sinh ở các trường cũng đã hiểu hơn về việc tự bảo vệ mình, có kiến thức và kỹ năng phòng chống tảo hôn và phòng chống mua bán người, lớn lên tự tin, an toàn và có tương lai tốt đẹp.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".
Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Hội LHPN của nhiều địa phương đã có cách làm rất đa dạng, hiệu quả.