Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Giang: Vận động đồng bào dân tộc thiểu số xóa định kiến và khuôn mẫu giới

Hoàng Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Một trong những nội dung quan trọng của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em.

Xác định mục tiêu đó, trong thời gian qua, các cấp Hội LHPN tỉnh Hà Giang đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ hội viên phụ nữ và người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng và tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cụ thể, Hội LHPN xã  Minh Ngọc, huyện Bắc Mê đã phối hợp với UBND xã tổ chức  ra mắt "Tổ truyền thông cộng đồng" tại 06 thôn, bản/06 tổ truyền thông cộng đồng. 

Với 6 "Tổ truyền thông cộng đồng" tại 6/6 thôn, bản với tổng số 43 thành viên, đồng chí Bí thư chi bộ làm Tổ trưởng, Chi hội trưởng phụ nữ làm tổ phó, Ban Công tác Mặt trận, các đoàn thể ở thôn, Người có uy tín trong cộng đồng, hội viên nòng cốt tổ viên.

Tại buổi ra mắt đã thông qua các Quyết định thành lập Tổ truyền thông cộng đồng 6/6 tổ/thôn, bản; Quyết định thành lập Ban chỉ đạo mô hình truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới và Quyết định Ban hành quy chế Ban chỉ đạo mô hình truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em gắn với xóa bỏ hủ tục lạc hậu cho người dân trên địa bàn xã Ngọc Minh

 
Hà Giang: Vận động đồng bào dân tộc thiểu số xóa định kiến và khuôn mẫu giới - ảnh 1
Lãnh đạo UBND xã Yên Hà, huyện Quang Bình đã  trao Quyết định thành lập cho tổ truyền thông cộng đồng. Ảnh HPN

Tại xã Yên Hà, huyện Quang Bình, Hội LHPN  đã tổ chức  ra mắt “Tổ truyền thông cộng đồng” tại thôn Trung Thành.Tổ truyền thông cộng đồng với số lượng thành viên của tổ gồm 07 người, là Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Chi hội trưởng phụ nữ, đại diện ban công tác mặt trận, các đoàn thể ở địa phương, người có uy tín. Mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng" được thành lập với mục đích tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi….

Tại huyện Quản Bạ, Hội LHPN huyện đã  tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực, hướng dẫn vận hành và quản lý Tổ truyền thông cộng đồng cho các thành viên trong Tổ truyền thông cộng đồng của các xã Quyết Tiến, Lùng Tám, Cán Tỷ, Bát Đại Sơn, Thái An, Thanh Vân, Nghĩa Thuận, Tùng Vài, Tả Ván, Cao Mã Pờ. Trong thời gian tập huấn, học viên được học các chuyên đề như: Tổng quan về mô hình tổ truyền thông cộng đồng; các hình thức truyền thông; kỹ năng lập kế hoạch truyền thông…

Qua lớp tập huấn nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng cho các thành viên tổ truyền thông cộng đồng để tuyên truyền, vận động người dân tại cộng đồng thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng...

Hội LHPN huyện Vị Xuyên tổ chức tập huấn xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em cho Chủ tịch Hội LHPN xã, thị trấn, tổ liên kết phát triển kinh tế, tổ hợp tác, hợp tác xã các xã, TT trên địa bàn huyện. Tham gia lớp tập huấn có hơn 120 đại biểu là Chủ tịch Hội LHPN xã, thị trấn, tổ liên kết phát triển kinh tế, Tổ hợp tác, Hợp tác xã của 21 xã, TT (trừ xã Trung Thành, Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên). Các học viên được tập huấn các nội dung: Đào tạo tập huấn về hoạt động hỗ trợ các Tổ nhóm sinh kế, Tổ hợp tác, Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ ứng dụng khoa học công nghệ; xây dựng thương hiệu; đăng ký các tiêu chuẩn quy định; xây dựng truy xuất nguồn gốc và tập huấn về quản lý chất lượng; hỗ trợ tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các nhóm sinh kế, Tổ hợp tác, Hợp tác xã có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ...

Thông qua lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, từng bước giúp hội viên, phụ nữ hình thành thói quen tiết kiệm và phát huy tinh thần tương thân, tương ái trong cộng đồng. Phát huy nội lực, tạo lập nguồn vốn chủ động của hội viên, phụ nữ nhằm phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống. Vận động phụ nữ tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương; phát huy tính chủ động, sáng tạo trong phát triển sản xuất, kinh doanh; sản xuất - chế biến - tiêu dùng nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng; nâng cao chất lượng hoạt động các tổ hợp tác, hợp tác xã do Hội hỗ trợ thành lập; tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên cơ sở các sản phẩm chủ lực, truyền thống, thế mạnh của địa phương theo chuỗi giá trị hàng hóa chất lượng cao...

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.