Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vùng đồng bào DTTS và miền núi

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thực hiện tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tới đây, mỗi xã thuộc vùng đồng bào dân tộc và miền núi dự kiến sẽ được thiết lập một điểm ứng dụng công nghệ thông tin tại UBND cấp xã.

Mỗi xã thiết lập một điểm hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin

Cụ thể, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất mỗi xã thiết lập một điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vùng đồng bào DTTS và miền núi - ảnh 1
Đồng bào dân tộc thiêu số tai Ba Vì

Mục tiêu thiết lập điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ, phục vụ tập huấn, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong sản xuất, phát triển kinh tế và đời sống; kỹ năng sử dụng các dịch vụ số cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giúp đồng bào các dân tộc tiếp cận nhanh các các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu trên mạng internet (về chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin, kiến thức khoa học công nghệ; bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh, trật tự,...); góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; chủ động phòng chống các tình huống gây mất an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Dự thảo yêu cầu, địa điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin phải thuận tiện người dân đến tiếp cận, sử dụng dịch vụ; có nguồn điện ổn định, được cung cấp bởi hệ thống điện lưới quốc gia; có đường kết nối Internet băng rộng; có nhân sự và tài chính đảm bảo vận hành, duy trì hoạt động của trang thiết bị...

Các xã có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, xã có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao được ưu tiên đầu tư.

Thiết bị cơ bản tại mỗi điểm ứng dụng công nghệ thông tin có tivi được kết nối internet, loa, bàn phím máy tính có thể kết nối với internet tivi...

Dự thảo nêu rõ: Không thu phí người sử dụng dịch vụ tại điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin. Các thiết bị do chương trình đầu tư không sử dụng cho bất kỳ hoạt động thương mại nào khác.

Hoạt động của điểm ứng dụng công nghệ thông tin

Điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin được sử đụng dể:

+ Phục vụ tập huấn, phổ biến kiến thức, kỹ năng sản xuất, phát triển kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa- xã hội, kiến thức về đảm bảo an ninh, trật tự cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

+ Phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân, bao gồm các nội dung chính: Kỹ năng khai thác, sử dụng các ứng dụng di động, nền tảng số, dịch vụ trực tuyến trên mạng Internet; Kỹ năng sử dụng các dịch vụ công trực tuyến; Kiến thức cơ bản về an toàn thông tin mạng và kỹ năng tự bảo vệ, chống các nguy cơ mất an toàn thông tin mạng cho cá nhân; nhận diện một số hình thức lừa đảo trên mạng; Kiến thức, kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính và các nội dung khác theo xu hướng phát triển công nghệ số.

+ Phục vụ phổ biến, tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các quy định của địa phương đến nhân dân trên địa bàn xã.

Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm quản lý khai thác nội dung thông tin, hình ảnh trên mạng internet, đảm bảo an toàn, đúng mục đích, đúng pháp luật.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

(PNTĐ) - Với mong muốn cải thiện điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ các em nhỏ có bữa ăn đầy đủ và ấm áp hơn, một nhà ăn mới cùng các trang thiết bị cần thiết cho trường học đã được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trao tặng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú - THCS Sủng Máng, huyện Mèo Vạc.
Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.