Xã Minh Quang, huyện Ba Vì: Ra mắt mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”

HÀ LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng ngày 25/5, tại xã Minh Quang, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã diễn ra Lễ Ra mắt mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng" thôn Cốc Đồng Tâm với 9 thành viên.

Tới dự và chỉ đạo có các đồng chí: Đỗ Văn Minh - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Minh Quang;  Bùi Văn Thơm - Phó Chủ tịch HĐND xã;  Nguyễn Mạnh Thước - Phó Chủ tịch UBND xã.

Minh Quang là xã miền núi của huyện Ba Vì với địa bàn có diện tích rộng 48 km2; xã có 15 thôn, với 3396 hộ dân, trên 14 nghìn nhân khẩu, với 3 dân tộc Kinh - Mường - Dao cùng sinh sống, trong đó người Mường và người Dao chiếm 40% dân số toàn xã; phụ nữ và trẻ em gái toàn xã chiếm 51% tổng dân số của xã. 

Xã Minh Quang, huyện Ba Vì: Ra mắt mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”  - ảnh 1
Các thành viên trong "Tổ truyền thông cộng đồng" ra mắt.

Phát biểu tại buổi ra mắt, đồng chí Nguyễn Mạnh Thước - Phó Chủ tịch UBND xã Minh Quang cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng phấn khởi, quyết tâm sẽ làm tốt công tác lãnh chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể của xã, tổ truyền thông cộng đồng thôn Cốc Đồng Tâm hoạt động có hiệu quả, có điểm nhấn và chiều sâu. Trên cơ sở hiệu quả hoạt động của mô hình này, chúng tôi sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng trên địa bàn các thôn còn lại của xã. UBND xã; đề nghị các ngành liên quan trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình chủ động, tích cực làm tốt công tác phối hợp với Hội LHPN xã, các thôn, xóm thông tin tuyên truyền về các nội dung hoạt động của Dự án 8 “Thực hiện Bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”, đồng thời tích cực vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân hưởng ứng tham gia; đặc biệt đối với Hội LHPN xã là cơ quan đầu mối được giao phụ trách Dự án 8 tổ chức, thực hiện các nội dung cũng như đưa hoạt động của tổ truyền thông cộng đồng đạt hiệu quả theo kế hoạch được giao".

Phó Chủ tịch UBND xã Minh Quang cũng đề nghị lãnh đạo các thôn, xóm tạo điều kiện thuận lợi nhất, tích cực phối hợp để các thành viên của tổ truyền thông thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình; yêu cầu các thành viên tổ truyền thông phát huy tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình cố gắng nỗ lực học tập, trau rồi kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy chế hoạt động của tổ, góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu về giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa chưa tiến bộ và tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em ở địa phương.

Theo đó, Tổ tuyên truyền cộng đồng có 9 thành viên gồm Bí thư chi bộ thôn, Trưởng Ban Công tác Mặt trận làm Tổ trưởng ban điều hành; Chi hội trưởng phụ nữ thôn làm Tổ phó ban điều hành và các thành viên khác là đại diện các đoàn thể trong thôn, các ông bà Trưởng các ngõ xóm, người uy tín cộng đồng, những người có tinh thần đổi mới, tiên phong đi đầu và có khả năng tuyên truyền, vận động, quy tụ đông đảo mọi người.

Xã Minh Quang, huyện Ba Vì: Ra mắt mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”  - ảnh 2
Tiết mục văn nghệ tại buổi ra mắt

Ra đời tại địa phương có 3 dân tộc Kinh - Mường - Dao cùng sinh sống, số phụ nữ và trẻ em gái chiếm 51% tổng dân số của xã. Nhiệm vụ của Tổ truyền thông là phải xác định được định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết của phụ nữ và trẻ em tại địa phương để tuyên truyền, vận động thay đổi, giải quyết; Xác định nội dung, hình thức truyền thông phù hợp với địa phương; Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông theo Kế hoạch; Thực hiện công tác báo cáo, đánh giá và rút kinh nghiệm các hoạt động truyền thông của Tổ.

Tổ truyền thông cộng đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Ban điều hành và Tổ thực hiện giao ban thường xuyên, định kỳ, đảm bảo ít nhất mỗi tháng một lần. Các thành viên Tổ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Ban điều hành Tổ, đảm bảo mỗi tháng ít nhất thực hiện một hoạt động truyền thông cộng đồng.

Xã Minh Quang, huyện Ba Vì: Ra mắt mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”  - ảnh 3
Đồng chí Nguyễn Mạnh Thước - Phó Chủ tịch UBND xã Minh Quang phát biểu tại buổi ra mắt

Thay mặt lãnh đạo địa phương, đồng chí Nguyễn Mạnh Thước - Phó Chủ tịch UBND xã Minh Quang trân trọng đề nghị Hội LHPN Hà Nội, UBND huyện Ba Vì và Hội LHPN huyện Ba Vì tiếp tục quan tâm, hướng dẫn và định hướng tổ chức thực hiện các hoạt động của Dự án 8 nói chung và hoạt động của Tổ truyền thông nói riêng góp phần cùng đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra của Dự án 8 “Thực hiện Bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” đã đề ra

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".
Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Hội LHPN của nhiều địa phương đã có cách làm rất đa dạng, hiệu quả.