Dân thiếu nước sạch vì dự án chậm triển khai

AN - NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) -Trong tháng 8/2023, Ban Đô thị - Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hà Nội đã tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề về vấn đề nước sạch. Hoạt động này được cử tri đánh giá là có nhiều đổi mới theo hướng tăng cường giám sát chuyên đề về những vấn đề mà nhân dân và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Dân thiếu nước sạch vì dự án chậm triển khai - ảnh 1
Đoàn giám sát thực tế tại Trạm cấp nước thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa. Ảnh: Thịnh An

Còn nhiều xã chưa tiếp cận được nước sạch 
Trong khi ở khu vực đô thị của Hà Nội 100% hộ dân đã được sử dụng nước sạch thì ở khu vực nông thôn tỷ lệ này mới đạt 85%. Tại huyện Ứng Hòa, hiện mới có 5 xã, thị trấn đã có nước sạch đều từ nguồn nước ngầm, được cung cấp bởi 4 trạm do Công ty Nước sạch Hà Đông quản lý, vẫn còn tới 24 xã chưa được tiếp cận nước sạch từ trạm cấp nước tập trung. Huyện Ứng Hòa đặt mục tiêu đến cuối năm nay, tỷ lệ người dân được cấp nước sạch là 45%; cuối năm 2024 tỷ lệ này là 100%. 

Để đạt được mục tiêu đó, UBND huyện Ứng Hòa và Công ty nước sạch Hà Đông đã phát triển hệ thống cấp nước sạch trên địa bàn với 5 dự án đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư là 53,906 tỷ đồng, gồm: Đường ống nước thị trấn Vân Đình; nâng cấp, cải tạo mở rộng hệ thống cấp nước cơ sở 1 thị trấn Vân Đình; hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Liên Bạt; cải tạo, nâng cấp hệ thống nước thị trấn Vân Đình; cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước xã Quảng Phú Cầu. 

Ngoài ra còn có dự án đã được UBND thành phố Hà Nội giao cho Liên danh công ty là Công ty cổ phần nước Aqua One và Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống, nhưng chưa được triển khai trên địa bàn các huyện. Đó là dự án đầu tư mạng lưới phân phối nước sạch của các huyện Thường Tín, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai với tổng mức đầu tư dự kiến là 4.044,60 tỷ đồng.

Hiện nay, UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận việc thỏa thuận dịch vụ cấp nước và phạm vi cấp nước trên địa bàn huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức cho Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam. Công ty này đang phối hợp với UBND các xã tiến hành khảo sát thực tế vị trí lắp đặt hệ thống ống mạng tổng để cấp nước đến các xã trên địa bàn huyện; tuyên truyền đến các xã, thôn để người dân nắm được chủ trương của Thành phố. 

Đại diện lãnh đạo huyện Ứng Hòa đề nghị Sở Xây dựng Hà Nội sớm có văn bản đôn đốc Công ty nước sạch Hà Nam nhanh chóng xây dựng và triển khai kế hoạch cung cấp nước sạch, bởi người dân đang rất chờ đợi được sử dụng nguồn nước sạch.

Năm 2023, theo kế hoạch, Sở Xây dựng Hà Nội tập trung đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị cấp nước đầu tư mạng cấp nước cho khoảng 45 xã tại các huyện. Theo đó, 90% người dân khu vực nông thôn sẽ được tiếp cận với nước sạch.

Trưởng Ban Đô thị HĐND Thành phố Đàm Văn Huân cũng đề nghị các đơn vị liên quan và huyện phối hợp để giải quyết vấn đề đấu nối mạng lưới cấp nước, tăng cường quản lý, bảo đảm chất lượng nguồn nước sạch cung cấp cho người dân; hai công ty phối hợp chặt chẽ để cung cấp đủ mạng lưới nước sạch cho các hộ dân ở các xã huyện Ứng Hòa theo mục tiêu đã đề ra.

Thường Tín: Chậm triển khai dự án khiến 84% dân số chưa được sử dụng nước sạch
Tại huyện Thường Tín, hiện mới có 8/29 xã, thị trấn được cấp nước sạch, đạt tỷ lệ 16% dân số toàn huyện; còn lại 21 xã chưa được cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước sạch tập trung. Hiện có 2 trạm cấp nước đang khai thác vận hành và 1 dự án đang nghiên cứu đầu tư. Hai trạm đang cấp nước gồm: Trạm cấp nước sạch thị trấn Thường Tín do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Vietcom quản lý, sử dụng nguồn nước ngầm, cấp nước cho khoảng 5.820 hộ ở các xã Văn Bình, Văn Phú và thị trấn Thường Tín; và trạm cấp nước nông thôn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội làm chủ đầu tư vẫn đang quản lý, vận hành khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm, cấp nước cho khoảng 3.690 hộ ở 5 xã (Liên Phương, Hà Hồi, Vân Tảo, Hồng Vân và Thư Phú).

Dân thiếu nước sạch vì dự án chậm triển khai - ảnh 2
Đoàn giám sát thực tế tại Nhà máy nước mặt sông Đuống. Ảnh: Lê Hải

Mặc dù tỷ lệ người dân chưa được sử dụng nước sạch lên tới 84%, song Dự án Xây dựng hệ thống cấp nước sạch huyện Thường Tín được triển khai trên địa bàn 21 xã có tổng mức đầu tư khoảng 1.239 tỷ đồng, đang được Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội nghiên cứu, đề xuất triển khai thực hiện theo 2 giai đoạn, dự kiến từ năm 2023-2025 lại chậm triển khai.

Trưởng ban Đô thị HĐND Thành phố Đàm Văn Huân đề nghị huyện Thường Tín và các đơn vị liên quan chủ động tạo điều kiện bàn giao nhà máy nước sạch Hồng Vân cho Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội; tạo điều kiện về mặt bằng để công ty triển khai giai đoạn 1 ở 5 xã và giai đoạn 2 ở 16 xã. Về phía công ty, cần phối hợp với các dự án của huyện trong quá trình triển khai để đảm bảo khớp nối hạ tầng, sớm đưa nước sạch về phục vụ nhân dân. 

Gỡ khó cho đơn vị cung cấp nước
Hiện tại, Hà Nội đang có 3 nhà máy cung cấp nước ngầm, đó là Nhà máy nước mặt sông Đuống; Dự án Nhà máy nước mặt sông Đà; Dự án xây dựng Nhà máy nước mặt sông Hồng. Đến năm 2022, tổng công suất cấp nước của các nhà máy nước tập trung trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 1.530.000m3/ngày đêm. Trong đó, sản xuất nước ngầm 770.000m3/ngày đêm và sản xuất nước mặt 750.000m3/ ngày đêm.

Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống được đầu tư xây dựng và hoàn thành theo Quyết định Chủ trương đầu tư số 2869/QĐ-UBND ngày 3/6/2016 của UBND TP Hà Nội, công suất giai đoạn I là 300.000m3/ngày đêm, công suất thiết kế theo Quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2050 là 900.000m3/ngày đêm.

Với mục tiêu dự án cấp nước bổ sung nguồn cấp nước sạch cho khu vực phía Đông Bắc Thành phố gồm các quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, các khu đô thị và công nghiệp trên đường 179; khu vực trung tâm và phía Nam Hà Nội (gồm Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, huyện Thanh Trì, Thường Tín) và vùng phụ cận là tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên.

Tại buổi giám sát của HĐND thành phố Hà Nội ở Nhà máy nước mặt sông Đuống, nhà máy hiện thay thế các nguồn nước ngầm, cung cấp nước sạch ổn định cho khoảng 3 triệu người dân Thủ đô và vùng lân cận, giải quyết được tình trạng thiếu hụt nước sinh hoạt cho Thủ đô.

Theo lãnh đạo công ty, trong 4 năm vận hành, sản xuất, kinh doanh công ty chỉ được tạm thanh toán theo mức 5.069,76 đồng/m3, thấp hơn rất nhiều so với chi phí giá thành sản xuất của doanh nghiệp. Việc thanh toán khoản chênh lệch vẫn chưa được tháo gỡ và hướng dẫn thực hiện để giải quyết dứt điểm những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. 
Ban Đô thị HĐND Thành phố đã yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ các vấn đề về quyết toán giá trị chênh lệch giá tạm thanh toán và giá bán buôn nước sạch được duyệt, công tác kiểm soát đầu nguồn nước, cung ứng đủ nguồn nước cho người dân, đánh giá lộ trình để mở rộng mạng lưới cấp nước đủ cho khu vực phía Tây Nam Thủ đô.

Để sớm tháo gỡ khó khăn cho đơn vị, Ban Đô thị HĐND Thành phố đề nghị Sở Xây dựng rà soát toàn bộ quy hoạch, tham mưu điều chỉnh quy hoạch cấp nước trong quy hoạch chung Thủ đô; Sở Tài nguyên và Môi trường nâng cao trách nhiệm trong vấn đề an ninh nguồn nước, có giải pháp hạn chế sử dụng nước ngầm, phân vùng khai thác để tránh hiện tượng lún sụt.

Bên cạnh đó, Ban Đô thị - HĐND Thành phố cũng đề nghị Sở NN-PTNT bàn giao hồ sơ các dự án cấp nước sạch nông thôn cho Sở Xây dựng, từng bước giảm sản lượng nước ngầm, khuyến khích vùng nông thôn sử dụng nước sạch đô thị.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

(PNTĐ) - Chiều 24/6, nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Hội LHPN huyện Ứng Hòa và nhà tài trợ Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Phúc Hoàng An đã tổ chức trao tặng thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng cho Trạm y tế xã Kim Đường (huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhiếp ảnh gia hành động vì môi trường

Nữ nhiếp ảnh gia hành động vì môi trường

(PNTĐ) - Giữa những băng tuyết lạnh giá của vùng cực Bắc, nơi nhiệt độ có thể giảm xuống âm hàng chục độ C, có một người phụ nữ âm thầm theo chân các nhà khoa học, ghi lại từng khoảnh khắc trong cuộc chiến với thời gian và khí hậu. Đó là Esther Horvath – nhiếp ảnh gia người Hungary, người đã dùng máy ảnh như một công cụ kể chuyện, đưa những vấn đề sống còn của hành tinh ra ánh sáng bằng những khung hình đầy cảm xúc.
Hành trình chữa lành cho con gái bằng yêu thương

Hành trình chữa lành cho con gái bằng yêu thương

(PNTĐ) - Trong số rất nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi ra mắt gần đây, Cây mận ngọt nhất trái đất từng đến vịnh Hạ Long (NXB Kim Đồng) của nhà báo, tác giả Tiểu Phong (bút danh văn học của Phạm Thị Thủy, sinh năm 1989, quê Hưng Yên) nổi bật lên như một lời thì thầm đầy dịu dàng nhưng ám ảnh, không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà còn làm lay động trái tim của những người lớn từng tổn thương.
Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

(PNTĐ) - Ngày 12/6, Bộ Công an phối hợp Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Diễn đàn quốc tế “Tăng cường sự tham gia của nữ sĩ quan cảnh sát trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc - Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam”. Sự kiện là dấu mốc quan trọng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Bộ Công an Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vai trò của nữ sĩ quan Công an nhân dân trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.