Đẩy lùi bạo lực với phụ nữ và trẻ em khuyết tật

Chia sẻ

Phụ nữ, trẻ em là những đối tượng yếu thế cần được hỗ trợ, bảo vệ trước vấn nạn bạo lực, bị xâm hại. Đặc biệt với những phụ nữ khuyết tật (PNKT), nguy cơ bị xâm hại còn cao hơn do họ thiếu khả năng tự phòng vệ bởi những khiếm khuyết bản thân.

Ngày 16/10/2020, Hội Người khuyết tật Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm “Bảo vệ Phụ nữ và trẻ em khuyết tật: phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật”. Tọa đàm có sự tham gia của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP. Hà Nội; bà Dương Thị Lý Anh, Trưởng ban Chính sách - Luật pháp, Hội LHPN Hà Nội. Nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho phụ nữ và chị em gái khuyết tật, cuộc tọa đàm đã nhận được nhiều sự quan tâm khi giải đáp những thắc mắc và tháo gỡ những khó khăn mà chị em phụ nữ khuyết tật gặp phải.

Tọa đàm Bảo vệ Phụ nữ và trẻ em khuyết tật: phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tậtTọa đàm Bảo vệ phụ nữ và trẻ em khuyết tật: Phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật

Cả nước hiện có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, trong đó khoảng 3,5 triệu phụ nữ. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) ước tính: Người khuyết tật gặp khó khăn cao gấp ba lần so với người không khuyết tật, phụ nữ khuyết tật gặp khó khăn và có nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực giới cao gấp ba lần so nam giới khuyết tật. Ðây là những đối tượng phải chịu sự phân biệt đối xử "kép" vì lý do khuyết tật và lý do về giới. Do đó, họ cần được bảo vệ và hỗ trợ kịp thời nhằm bảo đảm các quyền con người cơ bản.

Tuy nhiên, thực tế các vụ việc xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em đang có xu hướng gia tăng những năm gần đây với tính chất ngày càng nghiêm trọng, nhất là các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái vẫn chưa được xem xét giải quyết một cách đầy đủ, nhất là bạo lực tình dục. Nghiên cứu thực tế của Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng cho thấy, cứ 10 phụ nữ khuyết tật thì có bốn người từng bị ít nhất một hình thức bạo lực tình dục. Ðộ tuổi lần đầu bị các hành vi bạo lực tình dục trung bình trong khoảng từ 24 đến 33 tuổi. Trong đó có những phụ nữ khuyết tật bị bạo lực tình dục lần đầu từ năm chín tuổi, cao nhất là hơn 50 tuổi. Nhóm khuyết tật vận động, thần kinh/tâm thần và khuyết tật trí tuệ có tỷ lệ bị quấy rối, lạm dụng và bạo lực tình dục tương đối cao, chiếm hơn 35%. Nạn nhân bị xâm hại tình dục là phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật thường rơi vào nhóm khiếm thính, khuyết tật trí tuệ. Thông thường, hậu quả với nạn nhân sẽ trở nên rất nặng nề và tạo tâm lý hoang mang, lo lắng về môi trường sống không an toàn cho phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật, ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng sống của họ.

Bởi vậy, được tham gia vào các buổi truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng như xây dựng tài liệu tuyên truyền trên mạng xã hội dành cho phụ nữ khuyết tật; tổ chức các cuộc truyền thông, tọa đàm tại cộng đồng, trong đó đội ngũ mạng lưới nữ khuyết tật trực tiếp tuyên truyền, vận động tại cộng đồng thông qua các câu lạc bộ người khuyết tật... chính là một giải pháp hữu hiệu giúp phụ nữ và trẻ em khuyết tật có thêm kiến thức và sự tự tin vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Chị Nguyễn Như Quỳnh - Ủy viên Chi hội người điếc Hà Nội (HAD) chia sẻ: Tôi hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều người điếc có cơ hội tham gia nhiều hơn nữa vào các chương trình tập huấn, hội thảo với cùng chủ đề để cùng nâng cao nhận thức của những thành viên trong cộng đồng, gia đình và xã hội, hướng tới một môi trường an toàn, lành mạnh hơn cho phụ nữ điếc và phụ nữ là người khuyết tật.

Tại chương trình, bà Deborah Paul, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam cho biết: Năm 2020, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trên thế giới nói chung và người khuyết tật nói riêng. Với Việt Nam, Qũy Canada dành cho các sáng kiến địa phương tài trợ cũng triển khai nhiều dự án góp phần chấm dứt bạo lực tình dục và bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật thông qua hành trình: nhà vận động khuyết tật; tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi và Cuộc đua kỳ thú (ngày 11/01/2020) với chủ đề “Hành động chấm dứt bạo lực tình dục và bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật”; dự án hỗ trợ việc biên soạn và in cuốn sách “Sống như những đóa hoa” và giới thiệu về 10 người khuyết tật có nhiều đóng góp và truyền cảm hứng cho những người khuyết tật khác.

MAI CHI

 

Tin cùng chuyên mục

Tự hào Việt phục: Một hành trình văn hóa xuyên thời gian trên đất nước xứ sương mù

Tự hào Việt phục: Một hành trình văn hóa xuyên thời gian trên đất nước xứ sương mù

(PNTĐ) - Giữa nhịp sống sôi động và hiện đại của thủ đô London, Vương quốc Anh hình ảnh đoàn người Việt Nam trong những bộ Việt phục truyền thống qua các thời kỳ lịch sử – từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình , ngũ thân, áo dài, áo yếm, cho đến những thiết kế cách tân tinh tế – đã tạo nên một khoảnh khắc thực sự đẹp đẽ và xúc động.
Ngày Dân số thế giới (11/7):  Việt Nam khuyến sinh để ứng phó với già hóa dân số

Ngày Dân số thế giới (11/7): Việt Nam khuyến sinh để ứng phó với già hóa dân số

(PNTĐ) - Tuổi kết hôn tăng, tỷ lệ kết hôn giảm và xu hướng sinh con muộn hay thậm chí ngại sinh con đang là những yếu tố chính khiến Việt Nam có nguy cơ không đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế. Đứng trước tốc độ già hóa dân số nhanh và nỗi lo Việt Nam sớm trở thành quốc gia dân số già, những nỗ lực khuyến sinh đã và đang được triển khai.
Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

(PNTĐ) - Chiều 24/6, nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Hội LHPN huyện Ứng Hòa và nhà tài trợ Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Phúc Hoàng An đã tổ chức trao tặng thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng cho Trạm y tế xã Kim Đường (huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.