Ngày Tiếng mẹ đẻ quốc tế 21/2: UNESCO kêu gọi giáo dục đa ngôn ngữ

H.CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Năm 2025 đánh dấu kỷ niệm 25 năm Ngày Tiếng mẹ đẻ Quốc tế (21/2), tôn vinh một phần tướng tượng tâm huyết trong việc bảo tồn và thúc đẩy việc sử dụng các ngôn ngữ bản địa.

Hiện nay, 40% dân số toàn cầu không có cơ hội tiếp cận giáo dục bằng ngôn ngữ mà họ sử dụng thành thạo. Ở một số quốc gia thu nhập trung bình và thấp, tỷ lệ này lên đến 90%, ảnh hưởng đến hơn 250 triệu người học.

UNESCO vừa phát hành báo cáo "Ngôn ngữ quan trọng: Hướng dẫn toàn cầu về giáo dục đa ngôn ngữ" vào Ngày Tiếng mẹ đẻ Quốc tế, nhấn mạnh sự cần thiết của việc tích hợp đa ngôn ngữ vào hệ thống giáo dục, giúp trẻ em học tập bằng ngôn ngữ chúng hiểu rõ nhất.

Ngày Tiếng mẹ đẻ quốc tế 21/2: UNESCO kêu gọi giáo dục đa ngôn ngữ  - ảnh 1
Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế được các quốc gia thành viên UNESCO tổ chức hàng năm tại các trụ sở UNESCO nhằm quảng bá sự đa dạng ngôn ngữ, văn hóa và tính đa ngôn ngữ.

Với tốc độ di cư tăng cao, đa dạng ngôn ngữ trở thành một thực tế toàn cầu, khi ngày càng nhiều lớp học có học sinh từ nhiều bối cảnh ngôn ngữ khác nhau. Hơn 31 triệu thanh thiếu niên di cư vẫn đang đối mặt với rào cản ngôn ngữ trong giáo dục.

Báo cáo cung cấp hướng dẫn cho Bộ Giáo dục và các bên liên quan về việc thực hiện các chính sách và thực tiễn giáo dục đa ngôn ngữ, nhằm tạo ra hệ thống giáo dục mang lại lợi ích cho tất cả người học.

Theo "Bản đồ Ngôn ngữ Thế giới" của UNESCO, hiện nay có 7.000 ngôn ngữ đang được sử dụng, nhưng chỉ có 351 ngôn ngữ được dùng làm ngôn ngữ giảng dạy chính. Trung bình, cứ hai tuần lại có một ngôn ngữ biến mất.

Giáo dục đa ngôn ngữ dựa trên tiếng mẹ giúp nâng cao kết quả học tập và bảo tồn di sản văn hóa. Việc giáo dục bằng ngôn ngữ bản địa trong vài năm đầu kèm theo sự giới thiệu dần dần một ngôn ngữ thứ hai giúp tăng tốc độ học và giảm thiểu lỗ hổng kiến thức.

Tại Châu Phi, trẻ em học bằng ngôn ngữ quen thuộc có khả năng đọc hiểu cao hơn 30% so với những em học bằng ngôn ngữ xa lạ.

Báo cáo cũng đề xuất các biện pháp thực tiễn nhằm triển khai giáo dục đa ngôn ngữ, bao gồm thu thập dữ liệu, xây dựng chính sách và hỗ trợ giáo viên.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hướng tới trả lương cho trách nhiệm chăm sóc của phụ nữ

Hướng tới trả lương cho trách nhiệm chăm sóc của phụ nữ

(PNTĐ) - Sáng ngày 14/3, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Hội thảo "Đầu tư vào Kinh tế Chăm sóc: Giải pháp Thúc đẩy Bình đẳng giới và Tăng trưởng Bền vững". Hội thảo là một trong các hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Quốc tế Phụ nữ với chủ đề toàn cầu  “Vì tất cả Phụ nữ và trẻ em gái”.
Kỳ cuối: Lời giải cho bài toán khó

Kỳ cuối: Lời giải cho bài toán khó

(PNTĐ) - Giữ vững môi trường xanh trong kỷ nguyên vươn mình của Thủ đô Hà Nội là thách thức lớn. Để giải quyết được vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng không chỉ cần sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền TP Hà Nội, mà còn cần thêm sự chung tay của các doanh nghiệp và các tỉnh lân cận để tránh việc ô nhiễm xâm nhập, lây lan như “dịch bệnh”.
Khi phụ nữ Việt viết nên câu chuyện đời mình

Khi phụ nữ Việt viết nên câu chuyện đời mình

(PNTĐ) - Cuốn sách “Thân phận không phải số phận | Tuyển tập Tự mình viết lại số phận mình” vừa được ra mắt bởi nhãn hiệu Dove, mang đến cho phụ nữ Việt Nam một món quà ý nghĩa và nguồn cảm hứng vô tận để vượt qua nghịch cảnh và tự định hình tương lai của chính mình.
Nữ đoàn viên Agribank phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động

Nữ đoàn viên Agribank phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động

(PNTĐ) - Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Đảng ủy, HĐTV, Ban Điều hành Agribank, phong trào “Giỏi việc ngân hàng, Đảm việc nhà” trong nữ đoàn viên, người lao động (ĐV-NLĐ) được các cấp Công đoàn phát động sâu rộng trong toàn hệ thống. Phong trào đã thực sự trở thành điểm tựa niềm tin, là đòn bẩy tích cực khích lệ nữ ĐV-NLĐ lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động.