Phụ nữ làm kinh doanh: Sợ thất bại nên thường không thành công?

Chia sẻ

Tại Việt Nam, phụ nữ làm chủ khoảng 27% tổng số doanh nghiệp chính thức trên thị trường, chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, tỉ lệ “sợ thất bại” trong cộng đồng nữ doanh nhân Việt khá cao và cần sự giúp đỡ nhiều hơn nữa để ghi nhận tinh thần kinh doanh của phụ nữ Việt.

Bất bình đẳng với phụ nữ trong kinh doanh

Báo cáo của tổ chức tài chính quốc tế IFC (thuộc Ngân hàng Thế giới) chỉ ra rằng: Khoảng cách trong nhu cầu về vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa có nữ làm chủ và mức độ đáp ứng của ngân hàng là khá lớn, khoảng 27.000 tỉ đồng (hơn 1 tỉ đô-la Mỹ). Mặc dù tỷ lệ làm chủ doanh nghiệp cao, các nữ doanh nhân gặp không ít rào cản về định kiến xã hội, định kiến giới và nghi ngại về khả năng chèo lái doanh nghiệp thành công. Họ phải đối mặt với nhiều vấn đề về bất bình đẳng giới; nói cách khác họ phải vật lộn để tìm nguồn vốn, đào tạo và các công cụ tài chính cần thiết để phát triển doanh nghiệp của mình.Có quan điểm cho rằng phụ nữ không thể chu toàn giữa công việc gia đình và kinh doanh, phụ nữ thường né tránh rủi ro một cách tiêu cực, khả năng trả nợ vay của phụ nữ kém, hay họ không có đủ kiến thức và kỹ năng kinh doanh.

Thực tế chẳng ở đâu xa. Tại cuộc họp báo Sáng kiến Thắp lửa - Giải phóng sức mạnh của doanh nhân nữ (IGNITE) tại Việt Nam vừa được tổ chức sáng ngày 29/10, các khách mời là nữ doanh nhân đã chia sẻ khó khăn khi vừa chèo lái doanh nghiệp của mình, vừa đảm đương việc nhà sao cho "vừa lòng tất cả". Đó là khi họ trở về nhà lúc 9 rưỡi - 10 giờ tối nhưng không được động viên, thậm chí nếu triền miên như vậy thì chồng còn... quay lưng, trách móc. Có nữ doanh nhân đã trở thành bà nội, bà ngoại thì thi thoảng còn kiêm thêm nhiệm vụ... đưa đón cháu đi học!

Đại dịch COVID-19 xảy ra càng khiến các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do nữ làm chủ dễ bị tổn thương trên phương diện tài chính. Là một trong top 20 quốc gia toàn cầu tốt nhất cho nữ doanh nhân – xếp hạng cao hơn nhiều quốc gia châu Âu – thì việc đóng cửa đã ảnh hưởng đến một số lượng lớn các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam. Chuỗi phỏng vấn chuyên sâu do tổ chức quốc tế CARE tại Việt Nam thực hiện cho thấy các doanh nghiệp có nữ làm chủ chịu ảnh hưởng tiêu cực và không đồng đều bởi đại dịch. 90% (trên tổng số 21) nữ chủ doanh nghiệp được phỏng vấn cho biết doanh thu sụt giảm, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại và vận tải.

Hỗ trợ hơn 50.000 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ kinh doanh bền vững

Công bố Sáng kiến Thắp lửa - Giải phóng sức mạnh của doanh nhân nữ (IGNITE) tại Việt Nam nhằm hỗ trợ các nữ doanh nhân làm chủ doanh nghiệp có từ 2-10 nhân côngCông bố Sáng kiến Thắp lửa - Giải phóng sức mạnh của doanh nhân nữ (IGNITE) tại Việt Nam nhằm hỗ trợ các nữ doanh nhân làm chủ doanh nghiệp có từ 2-10 nhân công

Ngày 29/10, Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam và các đối tác đã công bố Sáng kiến Thắp lửa - Giải phóng sức mạnh của doanh nhân nữ (IGNITE) tại Việt Nam nhằm hỗ trợ các nữ doanh nhân làm chủ doanh nghiệp có từ 2-10 nhân công.

Sáng kiến hướng tới mục tiêu nâng quyền của các nữ chủ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Hợp tác đa phương sẽ thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trọng yếu này, đồng thời đảm bảo an ninh tài chính và tăng trưởng bao trùm thông qua các can thiệp đặc thù nhằm hỗ trợ nữ doanh nhân phát triển kinh doanh.

Bà Lê Kim Dung, Giám đốc Quốc gia CARE Quốc tế tại Việt Nam cho biết: Với kinh nghiệm triển khai hỗ trợ phụ nữ trên toàn cầu, CARE hiểu rõ việc hỗ trợ phụ nữ làm kinh doanh là con đường trọng yếu giúp nâng quyền kinh tế cho đối tượng này.

"Chúng tôi mong muốn nuôi dưỡng tham vọng phát triển của các doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ thông qua các các công cụ và nguồn cung tài chính đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ. Điều này sẽ giúp xây dựng khả năng tự vững của doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy phục hồi kinh tế một cách toàn diện và công bằng hơn", bà Dung chia sẻ.

CHI ANH

Tin cùng chuyên mục

Nữ lãnh đạo Chính phủ tại vị lâu nhất thế giới

Nữ lãnh đạo Chính phủ tại vị lâu nhất thế giới

(PNTĐ) - Ở tuổi 76, bà Sheikh Hasina tiếp tục được người dân tín nhiệm bầu giữ chức Thủ tướng Bangladesh nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp và được coi là: “nữ lãnh đạo Chính phủ tại vị lâu nhất thế giới”. Trong vai trò Thủ tướng, bà đã đưa đất nước tiến lên và đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng.
Cần nghiêm trị hành vi bạo lực trẻ em

Cần nghiêm trị hành vi bạo lực trẻ em

(PNTĐ) - Trong những ngày qua, dư luận vô cùng bức xúc khi chứng kiến câu chuyện thương tâm xảy ra với cậu bé học lớp 8 (trú tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội). Chỉ từ một mâu thuẫn nhỏ giữa hai học sinh lớp 8 và lớp 6 trên sân bóng rổ mà học sinh này đã bị đánh đến chấn thương sọ não nặng, tính mạng đang vô cùng nguy kịch.